Dàn phóng BM-13 thuộc pháo phản lực Katyusha- loại vũ khí nổi danh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hồng quân Liên Xô đã đặt tên loại pháo này theo tên một bài hát nổi tiếng thời bấy giờ.
Xe pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Liên Xô “gia nhập quân ngũ” từ đầu thập niên 1970. Quân đội Mỹ gọi loại pháo này là M1974 và hiện nay nó vẫn được sản xuất tại các nhà máy ở Nga, Ba Lan và Bulgari.
Hệ thống phóng tên lửa đa năng Grad gồm xe tải hạng nặng được trang bị dàn phóng đạn cỡ nòng 122 mm. Hệ thống“ra lò” trong thập niên 1960 này có khả năng phóng 40 tên lửa trong cùng một thời điểm.
Pháo tự hành Msta-S chạy trên bánh xích bắn đạn cỡ nòng 152mm.
Quân đội Liên Xô đã tự thiết kế pháo cối tự hành 2S9 NONA và đưa loại pháo này vào phiên chế từ năm 1981.
Binh sĩ thuộc Lữ đoàn pháo binh trong cuộc tập bắn tại vùng Kaliningrad.
Pháo kéo 2A65 Msta-B với khả năng bắn đạn hạt nhân.
Tổ hợp tên lửa phóng hàng loạt Tornado-G trên xe vận tải có tầm bắn trong phạm vi 30km. Tornado-G được phát triển dựa trên“tiền bối” của hệ thống phóng tên lửa Grad.
Tổ hợp pháo phản lực bắn loạt tự hành BM-27 Uragan được trang bị đạn cỡ 220mm.
Quân nhân Nga chăm chú chuẩn bị cho cuộc tập trận phóng tên lửa của Quân khu miền Trung.
Hệ thống pháo phản lực đa nòng BM-30 Smerch (Cơn lốc) được lắp trên xe bốn trục. "Cơn lốc" có tầm “bắn càn quét” trong khoảng từ 70-90km.
Hệ thống pháo phản lực đa nòng Smerch và Uragan được trưng bày tại triển lãm vũ khí quốc tế Moskva năm 2008.
Hệ thống pháo tự hành Msta-S lừng lững trên khung xe, chuẩn bị cho cuộc tổng duyệt diễu binh Ngày chiến thắng năm 2011.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema của Nga trên xe bọc thép. Khrizantema có thể được dẫn đường bằng laser hoặc radar.
Trong ảnh là xe được trang bị tổ hợp tên lửa tự hành Iskander-M với khả năng “hủy diệt” mục tiêu trong phạm vi 500km.
Hình ảnh về cuộc tập trận sử dụng đạn và tên lửa thật tại Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga, khu vực sát với hồ Baikal tại Siberia.