An ninh nội địa đang nổi lên như ưu tiên hàng đầu tại châu Âu, trong bối cảnh các mối đe dọa từ tấn công khủng bố đến sự leo thang của tội phạm mạng hiện ở mức đáng lo ngại.
Hàng trăm nghìn người Mỹ xuống đường phản đối chính sách của chính quyền Trump. Liệu đây có phải là khởi đầu cho một giai đoạn chính trị đầy thách thức?
Chính quyền Trump tiếp tục tập trung vào chính sách thương mại cứng rắn và yêu cầu đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia Đông Á trong việc cân bằng lợi ích kinh tế và an ninh.
Hoa Kỳ khó làm lung lay quan hệ Nga-Trung khi cả hai nước này gắn kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế, địa chính trị và sự mất lòng tin sâu sắc vào phương Tây.
Trong bối cảnh dự trữ ở mức thấp kỷ lục, Kiev buộc phải nhập khẩu khí đốt giá cao giữa lúc ngân sách cạn kiệt.
Đoạn phim ghi lại cảnh chiến đấu cơ của Liên bang Nga bay ở độ cao cực kỳ thấp thả bom thả bom trực tiếp xuống các vị trí của Ukraine đã nhanh chóng thu hút sự chú ý, không chỉ vì hình ảnh ấn tượng.
Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn trong đáp trả quyết định áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump hôm 2/4.
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố loạt biện pháp thuế quan, ảnh hưởng tới gần như mọi quốc gia và châu lục, trong đó có châu Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Washington kỳ vọng đây sẽ là công cụ tạo nguồn thu cho việc cắt giảm thuế thu nhập và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và 5 quốc gia khu vực Trung Á diễn ra tại thành phố Samarkand, Uzbekistan, trong các ngày 3-4/4 là sự kiện quan trọng, phản ánh nhu cầu tăng cường quan hệ song phương và mở rộng tiềm năng hợp tác giữa hai khu vực ở cấp chính trị cao nhất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt mức thuế quan mới với nhiều quốc gia, chính thức khai màn một cuộc chiến thương mại quy mô lớn. Trước tình huống này, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét nhiều kịch bản để đáp trả.
Vào ngày 2/4, một hình ảnh đáng chú ý xuất hiện trên nền tảng mạng xã hội X, được đăng tải bởi tài khoản tình báo nguồn mở nổi tiếng OSINTtechnical. Bức ảnh ghi lại một cảnh tượng hiếm có: một bệ phóng tên lửa đất đối không M901 Patriot được lắp đặt trên xe tải KrAZ-260 do Ukraine sản xuất.
Diễn ra trong các ngày 31/3 – 1/4, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh biên giới, có tên chính thức là Hội nghị thượng đỉnh về phòng chống tội phạm có tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp (OIC) tại Anh đã tập trung thảo luận và thống nhất các biện pháp hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo vệ biên giới, bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi nạn bóc lột và chống lại mối đe dọa toàn cầu từ tội phạm chuyên tổ chức, môi giới nhập cư bất hợp pháp.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ công bố kế hoạch thuế quan đối ứng mới vào ngày 2/4 mà ông gọi đây là “Ngày giải phóng”. Động thái này làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống thương mại quốc tế và một cuộc chiến thuế quan trên quy mô toàn cầu – viễn cảnh từng được coi là ác mộng trong các kịch bản địa chính trị.
Từ một liên minh kinh tế, BRICS nay đã trở thành khối chiến lược, thách thức sự thống trị của phương Tây. Với sự mở rộng đáng kinh ngạc và sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga, thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của một hệ thống đa cực mới.
Theo Tiến sĩ Andrey Kortunov, thời điểm này có thể là cơ hội vàng cho Nga trong việc chuyển từ chiến lược "chờ đợi và quan sát" sang một cách tiếp cận chủ động hơn, nhằm tận dụng phong cách đàm phán dựa trên giao dịch của Tổng thống Trump và mở ra khả năng cải thiện quan hệ với Washington.
Thỏa thuận khí đốt Nga - Iran không chỉ là một dự án hợp tác năng lượng đơn thuần, mà còn là cú hích chiến lược định hình trật tự năng lượng Á-Âu. Hành lang khí đốt này có thể trở thành một đối trọng lớn với phương Tây và mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường năng lượng khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại Trung Á, khu vực giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng.
Nga đang vạch ra một lộ trình riêng trong quan hệ với Trung Quốc - một lộ trình cân bằng giữa hợp tác chặt chẽ và bảo vệ lợi ích quốc gia, giữa sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và tính tự chủ chiến lược.
Mỹ có còn là "lá chắn" bảo vệ lục địa già? Những tín hiệu mới từ chính quyền Trump đang khiến châu Âu lo lắng về tương lai của NATO và an ninh khu vực.
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mở ra cơ hội để Việt Nam vươn lên nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.