Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Theo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, hoạt động buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và gian lận thương mại ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra.
Ngày 5/8, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tiêu hủy 249 lô hàng bị thu giữ vi phạm hành chính trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Số lượng hàng hóa này là tang vật vi phạm hành chính bị thu giữ trong các đợt kiểm tra trước đó.
Sáng ngày 31/7, đại điện Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phát hiện 2 tấn đường cát nhập lậu tại một điểm kinh doanh trên đường Gia Phú, Phường 3, Quận 6, TP Hồ Chí Minh.
Ngày 24/7, theo Cục Quản lý Thị trường tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa phối hợp với Phòng PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh và phát hiện 2.811 sản phẩm gồm quần áo thể thao và giầy thể thao có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike và Adidas.
Ngày 19/7, sau 3,5 ngày xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Giàu (44 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh); Nguyễn Thị Minh Phụng (43 tuổi, ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh) mức án 18 năm tù; Nguyễn Thị Kim Phượng (39 tuổi, em gái Nguyễn Thị Ngọc Giàu) 15 năm tù; 21 bị cáo khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 4-13 năm tù.
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ gần 80.000 quyển sách giáo khoa các loại từ lớp 1 đến lớp 12, có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đây là vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến sách giáo khoa lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Ngày 18/7, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa đấu tranh, triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán pháo nổ xuyên quốc gia, bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 225,8 kg pháo nổ các loại…
Ngày 17/7, ông Hồ Sỹ Trị, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị cho biết, Chi Cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo vừa khởi tố vụ án vụ buôn lậu vàng lớn, với tang vật hơn 1,1 kg vàng, trị giá khoảng 2,1 tỷ đồng.
Ngày 15/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 6 năm tù đối với bị cáo Ding Yu Ling (tức Đinh Thị Hoa, Đinh Ngọc Linh, sinh năm 1987, quốc tịch Đài Loan, Trung Quốc) về tội “Buôn lậu” theo quy định tại Điều 188, khoản 3, điểm a - Bộ luật Hình sự.
Chiều 9/7, Đội Quản lý thị trường số 22 (Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm vừa "tóm gọn" hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng.
Ngày 9/7, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước cho biết đã có công văn gửi UBND tỉnh Bình Phước cùng các đơn vị liên quan có biện pháp hỗ trợ Hội Điều Bình Phước, chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm chấn chỉnh việc buôn bán các sản phẩm hạt điều kém chất lượng, đặc biệt là các thông tin quảng cáo giả mạo hạt điều Bình Phước.
Ngày 9/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết, theo quyết định xử phạt hành chính số 1818 của UBND tỉnh Bình Dương, đơn vị đã tiêu hủy lô hàng hơn 43 tấn phân bón gây hại.
Ngày 5/7, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết đang tạm giữ hàng ngàn sản phẩm đồ điện gia dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ, với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 4/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Công an thành phố Đồng Hới và Công an huyện Lệ Thủy đồng loạt kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm trên địa bàn, phát hiện có gần 2.000 đầu sách, vở giả.
Ngày 4/7, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh) đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam hai đối tượng chuyên sản xuất cà phê bột giả để để điều tra, làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm (theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự). Các quyết định nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Sáng 1/7, Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết vừa triệt phá đường dây buôn bán trái phép thuốc lá lậu với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi.
Chiều 27/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị đang phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành điều tra, xác minh hơn 7 tấn hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/6, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố 3 bị can liên quan đến vụ buôn bán hàng giả là mỹ phẩm, thu giữ số lượng hàng hóa lớn, khoảng 30 tấn.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh đại lý vật tư nông nghiệp H.L, tại thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng với tổng số tiền xử phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 254,3 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện buôn bán phân bón với thời hạn 4,5 tháng.
Vào khoảng 2 giờ 50 phút ngày 23/6, tại tuyến đường thuộc ấp Trà Do, xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công an huyện Thạnh Trị bắt quả tang 2 đối tượng đang vận chuyển khối lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.