Các loài cò sinh sống trong khu vực Đảo cò Chi Lăng Nam. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN |
Theo đó, dự án bảo tồn đảo Cò gồm mở rộng 2 đảo Cò hiện có (đảo 3A, đảo 3B), đắp đất tạo đảo mới (4C); kè gia cố bao quanh đảo để giảm hiện tượng xói mòn và sạt lở đất; trồng bổ sung cây tre trên đảo cũ và xây dựng tuyến đường giao thông quanh hồ An Dương. Dự kiến trong tháng 7 này sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu để triển khai dự án.
Như TTXVN đã thông tin, hiện do số lượng cò phát triển theo cấp số nhân, trong khi đó diện tích của Đảo Cò lại thu hẹp dần do đất xung quanh bị sạt, lở rất nhiều. Theo quan sát thì có những vị trí mỗi năm bị sạt mất đi 30cm đến 40cm. Nhiều mảng đất bị sụt lở khiến các cây ven bờ trơ rễ, nghiêng ngả và chìm dần xuống hồ. Cùng với đó, lượng cò, vạc đậu đông và phân cò rơi xuống quá nhiều khiến cho cây trồng trên đảo không thể quang hợp, ngày càng xác xơ đi.
Khu danh thắng Đảo Cò thuộc thôn An Dương và thôn Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện (Hải Dương) có diện tích 67 ha. Tâm điểm của hồ là Đảo Cò với diện tích 7.324m2 trong lòng hồ An Dương 2,8ha và một đảo mới hình thành từ khi di dời 7 hộ dân vào năm 2007 là 3,5ha.
Đảo Cò hiện là nơi trú của khoảng 16.000 con cò, 6.000 con vạc như cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen. Ở đây, còn có nhiều loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như: diệc xám, chim trả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo...
Hồ An Dương rộng hàng chục hecta, là nơi trú ngụ của nhiều loài cá quý cùng các loại thực vật thủy sinh, hoang dã.
Năm 2016, đảo Cò đã được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.