Quyết định của Meta, sau khi được công bố hồi đầu năm nay, đã vấp phải sự phản đối của các nhà nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận. Vào tháng 5, hàng chục nhóm, trong đó có Trung tâm Dân chủ và Công nghệ, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Dữ liệu số tại Hội đồng Đại Tây Dương... đã gửi một bức thư công ty yêu cầu giữ công cụ hoạt động ít nhất đến tháng 1/2025 để có thể sử dụng trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Bức thư nhấn mạnh CrowdTangle là một công cụ thiết yếu giúp các nhà nghiên cứu phân tích lượng thông tin khổng lồ trên nền tảng và xác định nội dung độc hại cùng các mối đe dọa. Vào tháng 3, Quỹ Mozilla đã gửi một bức thư tương tự cho Meta yêu cầu duy trì hoạt động công cụ này cho đến đầu năm sau.
Hiện Meta đã phát hành một công cụ thay thế CrowdTangle, gọi là Thư viện Nội dung Meta. Tuy nhiên, quyền truy cập công cụ này bị giới hạn đối với các nhà nghiên cứu học thuật và tổ chức phi lợi nhuận, loại trừ hầu hết các tổ chức tin tức. Theo đánh giá ban đầu của nhiều người sử dụng, Thư viện Nội dung Meta chưa hữu ích được như CrowdTangle.
Về phía Meta, ông Nick Clegg, Giám đốc phụ trách toàn cầu, trước đó cho biết công ty đã thu thập phản hồi về Thư viện Nội dung Meta từ hàng trăm nhà nghiên cứu để giúp công cụ này trở nên thân thiện hơn với người dùng và giúp họ tìm thấy dữ liệu cần thiết cho công việc.
Meta đã mua lại CrowdTangle vào năm 2016.