Nhiều khó khăn trong công tác phân loại
Theo số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày cả nước thải ra khoảng .000 tấn rác thải, trong đó khu vực đô thị thải ra hơn .000 tấn rác. Tỷ lệ thu gom toàn quốc đạt trên 88%. Phần lớn rác thải được thu gom đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với khoảng hơn 76%. Trong đó nhiều khu vực chôn lấp chưa hợp vệ sinh, gây thất thoát tài nguyên đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Lượng rác thải gia tăng hàng năm cũng gây ra nhiều áp lực, thách thức trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Việc kiểm soát, quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm 3 loại, gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác.
Luật cũng quy định về việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua khối lượng hoặc thể tích và các quy định khác nhằm tăng cường tối đa việc tái chế và giảm tối đa chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý và phát thải ra môi trường.
Để bảo đảm tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất chất thải rắn sinh hoạt với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Theo ông Nguyễn Thi, giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, phân loại rác thải ở Việt Nam đang kết hợp giữa thủ công với cơ giới. Phương pháp này vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng tới giao thông đô thị.
Thực tế, việc thí điểm phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có cách thực hiện khác nhau. Sự khác nhau về tiềm lực kinh tế, công nghệ giữa các địa phương sẽ dẫn tới những quy trình phân loại, xử lý rác thải không đồng bộ. Vì vậy, cần tiếp tục tìm ra lời giải phù hợp cho các địa phương dựa trên quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Theo đại diện nhiều địa phương, khó khăn lớn nhất trong việc phân loại rác tại nguồn là việc đầu tư cơ sở hạ tầng, từ thu gom, vận chuyển đến xử lý. Do đó, cần có nguồn lực riêng cho việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, từ đó đầu tư đồng bộ các quy trình xử lý.
Đảm bảo hiệu quả thực thi
Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng, hạ tầng thu gom và xử lý rác thải tại các thành phố lớn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số. Cơ sở vật chất như thùng rác công cộng phân loại còn hạn chế và không được đồng bộ cũng là nguyên nhân chính khiến công tác phân loại tại nguồn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
“Hầu hết các địa phương chưa có đủ tiềm lực để thực hiện đồng bộ giải pháp phân loại rác thải. Để người dân thực hiện phân loại, cần có đủ thùng rác tương ứng với các loại rác thải. Người đi thu gom cần được trang bị các xe tương ứng, đến nơi tập kết cần nhanh chóng thực hiện phân loại. Bên cạnh đó, các địa phương cần lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp, đúng với quy chuẩn”, bà An chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thi cho răng, tài chính là giải pháp của tất cả các giải pháp. Mỗi năm, Nhà nước đều đầu tư nguồn ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn tiền này chiếm tới 2% GDP. Các địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí này vào công tác phân loại rác thải tại nguồn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng Thông tư hướng dẫn các địa phương thực hiện Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong xử lý nước thải và chất thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó, cơ chế tài chính đến từ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, yêu cầu nhà sản xuất phải thu gom, xử lý một tỷ lệ sản phẩm hàng hóa nhất định so với lượng hàng hóa bán ra thị trường. Đồng thời, còn các nguồn tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh hay nguồn tài chính nội sinh từ hoạt động phát thải của người dân.
“Như vậy, chúng ta đã có nhiều nguồn tài chính thúc đẩy, đảm bảo hiệu quả thực thi hoạt động phân loại rác thải tại nguồn. Hy vọng, thời gian tới, khi thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phân loại rác thải tại nguồn sẽ được đồng bộ”, ông Nguyễn Thi kỳ vọng.
Không phân loại rác có thể bị từ chối thu gom
Theo Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT được ban hành ngày 19/12/2024 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương hoặc giao chất thải không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố đồng thời phản ánh đến người có thẩm quyền trong đơn vị công tác để có biện pháp xử lý, quản lý theo quy định.