Qua rà soát, trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha. Trước những bất cập này, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những kết quả cụ thể, phương án xử lý của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố. Đồng thời, thành phố kiên quyết xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm đối với những dự án chậm triển khai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị đóng góp ý kiến cụ thể về quy chế làm việc để thành phố sớm ban hành cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội.
Cùng đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối với dự án chưa được Nhà nước giao đất. Việc xử lý dự án chậm triển khai thực hiện theo nguyên tắc "dự án lớn làm trước, nhỏ làm sau", tuân thủ đúng các quy định về gia hạn của Luật Đất đai và Luật Đầu tư.
"Thành phố sẽ xử lý một số dự án, đặc biệt là dự án lớn, tạo đà xử lý các dự án khác", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Tổng hợp kết quả xử lý từ nhiều năm, đặc biệt sau áp lực giám sát, tái giám sát của HĐND thành phố Hà Nội, tính lũy kế đến nay, trong số 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các ngành và thành phố đã xử lý xong dự án gồm: 11 dự án đang triển khai theo tiến độ được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 45 dự án tiếp tục báo cáo UBND thành phố chấm dứt hoạt động theo quy định.
Đối 67 dự án còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý. Cụ thể, 14 dự án đã báo cáo đề xuất xử lý; 11 dự án mới có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, văn bản lựa chọn chủ đầu tư nhưng chưa có dự án được chấp thuận; 42 dự án còn lại tiếp tục rà soát, phân loại để báo cáo đề xuất.
Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, hiện thánh phố đã xử lý xong 213 dự án; trong đó, có 105 dự án sau thanh kiểm tra, chủ đầu tư chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 37 dự án kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động; 71 dự án được quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư рhải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn khoảng 371,115 tỷ đồng.
UBND các quận, huyện, thị xã tiếр tục đề xuất xử lý 173 dự án còn lại. Sở Tài nguyên và Môi trườпg Hà Nội đã рhân loại, рhân công thực hiện xử lý số dự án này thành 7 nhóm cụ thể, sau đó, UBND thành рhố рhân công các sở, ngành và UBND các quận, huyện quận, thị xã xử lý đối với từng nhóm.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường, đối với các dự án theo kiến nghị mới đây của Đoàn Giám sát HĐND thành phố, trong quý III này, sở sẽ tập trung kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và có kết luận cụ thể đối với từng dự án.
Do vậy, sở kiến nghị các đơn vị liên quan cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, đẩy nhanh tiến độ xử lý, thực hiện các nội dung đảm bảo kết quả, xử lý dứt điểm; tổng hợр báo cáo kết quả theo tháng, quý và lũy kế báo cáo chung kết quả trong quý IV tới. Đặc biệt, với các dự án chủ đầu tư cố tình không triển khai, sẽ phải xử lý, thu hồi theo đúng quy định của pháp luật.