Tuy nhiên, để mở rộng hạn điền, hàng loạt thách thức vẫn được đặt ra như: Mở rộng hạn điện cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua nỗi lo trong tư duy - về việc hình thành "địa chủ" mới? Làm gì để việc tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất...
Để tìm hiểu
vấn đề trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Anh
Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông thôn (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương rà soát lại các chính
sách liên quan đến đất đai tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng
đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ông có thể
giải thích rõ hơn về chủ trương trên?
Kể từ khi đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có
đóng góp rất quan trọng, đặc biệt về an ninh lương thực, xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo ổn định xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã
có những thay đổi, đó là thị trường đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm, về chế biến, về hội nhập kinh tế quốc tế
Năng suất lúa cao hơn, ít tốn công lao động và dễ dàng áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất là những hiệu quả thiết thực mà việc tích tụ ruộng đất mang lại.
Ảnh: Minh Đức/TTXVN
|
Tất cả điều đó cho thấy, chúng ta phải có một cách làm kiểu mới k hông thể chỉ dựa trên nền tảng kinh tế
nông hộ, mà phải đa dạng hóa thành phần kinh tế, tổ chức lại sản
xuất quy mô lớn và phải áp dụng khoa học công nghệ. Muốn làm được
điều đó thì việc đầu tiên là cần tháo gỡ về vấn đề hạn điền.
Đây cũng là điểm mà Chính phủ xác định là "điểm nghẽn" cần phải
tháo gỡ và tạo đột phá để có thể tận dụng rất tốt nguồn tài nguyên của
đất nước.
Theo ông, thực hiện chính sách hạn điền sẽ gặp khó khăn, thách thức gì? Theo tôi, có 3 thách thức lớn.
Thứ nhất, hiện nay vẫn còn khoảng 45% dân số sống bằng nông nghiệp và
66% dân số sống ở nông thôn hoặc là đăng ký dưới hình thức nào đó
vẫn liên quan đến ruộng đất. Nếu mở rộng quy mô để sản xuất nông
nghiệp thì số lao động nông nghiệp dôi dư đó đi đâu, giải quyết
việc làm cho họ như thế nào?
Thứ hai,
nếu mở rộng hạn điền và cho thị trường hoạt động thoải mái thì dễ dẫn
đến xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới, phát canh thu tô mà không ai
hỗ trợ pháp lý cho nông dân.
Thứ ba, liên
quan đến vấn đề tư duy, chúng ta cần có bước đột phá về tư duy. Có lẽ
chúng ta đã quen với cách tư duy thực tiễn hiện có với thành công
trong quá khứ mà chưa sẵn sàng nhìn ra tương lai. Bởi khi chúng ta
ra một luật hay một chính sách thì phải nhìn trong 20 năm tới
sẽ đi đến đâu, chứ k hông phải yêu cầu thực tiễn của ngày hôm
nay và 20 năm trước.
Theo tôi, nếu chúng ta
có giải pháp vượt qua 3 thách thức đó thì câu chuyên về hạn
điền, chính sách pháp luật đất đai có thể xử lý rốt ráo nhưng cũng rất
hợp lý kể cả về mặt hiệu quả kinh tế cũng như công bằng xã hội.
Ông Trần Xuân Lưỡng, một nông dân ở Thái Bình, kiểm tra sâu bệnh trên lúa tại cánh đồng 12 ha của gia đình. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN |
Nhiều quan điểm cho rằng, mở rộng hạn điền có thể hình
thành một tầng lớp “ địa chủ mới ” hay làm tăng "bần cùng hóa"
nông dân. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào và làm sao để có
thể đảm bảo được lợi ích của các bên, lợi ích của người nông dân khi mà
dân số ở khu vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số ?
Đây là một bài toán hóc búa không
chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước. Trong đó, có chuyện làm sao
để đảm bảo bình đẳng xã hội và nếu đã thông suốt được rồi thì làm sao
kích được quá trình đó diễn ra một cách “trơn tru” và êm đẹp.
Để tránh được tình trạng bần cùng hóa nông dân
, hay có người lợi dụng đầu cơ để phát canh thu tô , tôi cho
rằng cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.
Thứ nhất đối với lợi ích của nông dân thì phải có tổ chức hỗ trợ pháp
lý cho ng ười nông dân, đặc biệt trong các quan hệ hợp đồng với các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế lớn hơn họ.
Thứ hai, phải tính đến những phương thức để người dân có
thể tập trung ruộng đất với nhau và người sử dụng đất
phải đảm bảo hiệu quả. Hay là có thể khuyến khích các hộ chuyển nhượng
cho thuê đất lẫn nhau để c ó mảnh đất lớn hơn. Từ đó dễ tham gia
kinh tế hợp tác, dễ kêu gọi doanh nghiệp vào hợp tác cùng làm
chuỗi giá trị. Như vậy vẫn đảm bảo quyền của người nông dân với
ruộng đất của họ.
Còn đối với những người có
nhiều tiền muốn đ ầu cơ phát canh thu tô thì cũng phải tính tới việc
nếu không sử dụng hiệu quả, có thể sử dụng công cụ thuế để đảm bảo
người có đất phải sử dụng hiệu quả. Tránh tình trạng có đất để
đấy đầu cơ. Đồng thời, nghiêm cấm tình trạng mua đất nông nghiệp
sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng.