INTERFAX: Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt bom hạt nhân mới để triển khai ở châu Âu

Nhưng quả bom mới được cho là sẽ thay thế khoảng 100 đầu đạn hạt nhân B61-3/4 hiện có tại các căn cứ ở các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Đức, Bỉ, Hà Lan, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chú thích ảnh
Mỹ đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở châu Âu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do xung độ ở Ukraine. Ảnh: Aviation-report.com

Hãng thông tấn INTERFAX.ru (Nga) ngày 12/4 dẫn thông báo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, Washington bắt đầu sản xuất hàng loạt bom hạt nhân dẫn đường B61-12 mới vào tháng 5 để có thể được triển khai ở châu Âu trong thời gian tới.

Những quả bom mới được cho là sẽ thay thế khoảng 100 đầu đạn hạt nhân B61-3/4 hiện có tại các căn cứ ở các nước thành viên NATO như Đức, Bỉ, Hà Lan, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng Anh cũng nằm trong danh sách các quốc gia hiện đại hóa cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân, có thể là tại Căn cứ Không quân Lakenheath, cách London 100 km. Căn cứ này trước đây có chứa vũ khí hạt nhân của Mỹ, đã bị dỡ bỏ vào năm 2008.

Lakenheath đã trở thành căn cứ không quân đầu tiên ở châu Âu, nơi các máy bay ném bom đa năng F-35A thế hệ thứ năm của Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân bắt đầu được triển khai. Tổng cộng, 24 máy bay F-35A sẽ được triển khai ở đó.

B61-12 được thiết kế để thay thế tất cả các loại bom hạt nhân cũ hiện có, bao gồm B61-3/4. Nó có một số tùy chọn với công suất nhỏ đến trung bình (0,3-50 kiloton). Dù có sức công phá thấp hơn, nhưng phần đuôi được nâng cấp giúp quả bom có thể điều khiển được khi phóng từ trên không và có độ chính xác cao hơn.

Hiện có 6 căn cứ đang hoạt động ở năm quốc gia châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khoảng 100 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 được đặt trong các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất tại các căn cứ không quân. Trong số đó có các căn cứ không quân Büchel ở Rhineland-Palatinate (Đức), Kleine-Brogel (Bỉ), Volkel (Hà Lan), Aviano (Italy) và Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ).

Tháng 10 năm ngoái, tờ Politco đưa tin, Mỹ tuyên bố tăng tốc triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu, cho rằng những quốc gia thuộc hệ thống chia sẻ hạt nhân (Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ) lưu trữ trên lãnh thổ của họ các đầu đạn B61 đã lỗi thời và không sử dụng được trong trường hợp chiến tranh hạt nhân. Việc chế tạo B61-12 đã được quyết định vào năm 2015.

B61-12 có khả năng xuyên đất và phát nổ với sức mạnh 1.250 kiloton, gấp khoảng 83 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. B61-12 còn có thể được triển khai trên các máy bay chiến đấu mà các nước châu Âu sở hữu – như máy bay chiến đấu Tornado (Italy), F-15, F-16, B-2, B-21 và F-35. 

Cho đến nay, sự xuất hiện của những quả bom mới này ở châu Âu vẫn chưa được xác nhận. Hoạt động này có thể được ngụy trang bởi bí mật quân sự, nhưng theo các chuyên gia Mỹ, việc triển khai những quả bom mới trên sẽ được tiến hành từng bước.

Tin tức trên diễn ra trong bầu không khí xung đột và căng thẳng ngày càng cao ở châu Âu, mặc dù người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder trước đây tuyên bố rằng quyết định triển khai B61-12 không liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng cần lưu ý rằng việc triển khai B61-12 không chỉ là sự thay thế vũ khí cũ và lỗi thời mà còn là sự hiện đại hóa của nó. Điều này rất quan trọng vì nó làm tăng nguy cơ leo thang hạt nhân. 

Công Thuận/Báo Tin tức
Bê bối rò rỉ tài liệu: Mỹ và Ukraine khẳng định nhiều bí mật chiến tranh vẫn an toàn
Bê bối rò rỉ tài liệu: Mỹ và Ukraine khẳng định nhiều bí mật chiến tranh vẫn an toàn

Các nhà lãnh đạo Ukraine đánh giá vụ rò rỉ tài liệu tình báo mật của Mỹ không thể tác gây tổn hại cho những chiến dịch quân sự trong tương lai. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN