Tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc đe dọa các nước trong khu vực

Với việc triển khai hai tàu tuần duyên thuộc hàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh tại các khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tàu Hải Cảnh 2901 cả Trung Quốc.

Theo trang mạng Asian Sentinel, các tàu Hải Cảnh 2901 và Hải Cảnh 3901 có lượng giãn nước 10.000 tấn, và có thể còn lớn hơn khi được trang bị đầy đủ. Thông số này cho thấy hai tàu của Trung Quốc lớn hơn các tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu tuần duyên Shikishima, lớn nhất của Nhật Bản với lượng giãn nước 6.500 tấn.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng tuyên bố rằng tàu tuần duyên mới đầy uy lực của nước này có thể đâm chìm tàu có lượng giãn nước tới 9.000 tấn mà không hề hấn gì. Nếu đúng vậy thì điều này sẽ tạo ra mối mối đe dọa tiềm tàng với các tàu hải quân thông thường của Mỹ và Nhật Bản.

Hai tàu trên của Trung Quốc có thể sẽ không được trang bị vũ khí hạng nặng, bởi hình ảnh được công bố cho thấy chúng thiếu các tháp pháo. Tuy nhiên, không phải vũ khí mà chính kích cỡ mới tạo nên sức mạnh khủng khiếp của các tàu này, đặc biệt trong bối cảnh “đâm tàu” từ lâu đã là một chiến thuật được sử dụng trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Mỹ cam kết bảo vệ an ninh tại châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố nước này cam kết bảo vệ an ninh tại châu Á và sẽ phản ứng với những diễn biến trong khu vực này, đồng thời đảm bảo rằng các lực lượng quốc phòng Mỹ “có đầy đủ nguồn lực” để duy trì hòa bình.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) hôm 22/1, ông Carter nhấn mạnh quan điểm trên của Mỹ đã được hình thành từ lâu với sự hiện diện mạnh mẽ của lực lượng quân sự Mỹ tại châu Á trong suốt 70 năm qua và điều này không hề ngăn cản sự trỗi dậy của Nhật Bản hay sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Ông Carter cũng cho rằng Mỹ không cản trở bước tiến của Trung Quốc và cũng không muốn buộc các đối tác trong khu vực phải lựa chọn phe nào. Ông cho rằng cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia châu Á khác đang trỗi dậy.

Theo Bộ trưởng Carter, một cuộc xung đột với Trung Quốc không phải là không tránh được. Ông cũng kêu gọi tất cả các bên trong khu vực ngừng các hành động quân sự hóa tại Biển Đông và cho rằng những động thái gần đây của Bắc Kinh, như xây dựng, bồi đắp các đảo tranh chấp, đã đẩy các quốc gia về phía Mỹ.

TTXVN/Tin Tức
Chiến khu nào của Trung Quốc sẽ phụ trách hướng Biển Đông?
Chiến khu nào của Trung Quốc sẽ phụ trách hướng Biển Đông?

Sau cải cách quân đội, dự đoán 7 quân khu hiện nay của Trung Quốc sẽ được tổ chức lại thành 5 chiến khu. Trong đó, Chiến khu miền Nam sẽ được giao phụ trách tác chiến trên hướng Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN