Mặc dù có sự gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng và công nghệ, khả năng Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong các lĩnh vực địa chính trị vẫn bị hạn chế với các nước Arab vùng Vịnh. Mỹ tiếp tục đóng vai trò thống trị trong khu vực và sự cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực này sẽ đối mặt với nhiều thách thức.
Theo hãng thông tấn KUNA, Kuwait đã chính thức giải tán Quốc hội theo một sắc lệnh công bố ngày 2/8 trong bối cảnh Thái tử quốc gia Arab vùng Vịnh này phải giải quyết bất đồng giữa chính phủ và Quốc hội được bầu - cơ quan lập pháp đã cản trở cải cách tài chính của chính phủ.
Trước thềm chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden, các quan chức ngoại giao của Mỹ, Israel và 4 quốc gia Arab Vùng Vịnh ngày 27/6 đã ra tuyên bố chung khẳng định sẽ tăng cường hợp tác thông qua một cơ chế mới trong khu vực.
Căng thẳng ngoại giao giữa Liban và các quốc gia Arab vùng Vịnh tiếp tục leo thang sau các phát biểu của Bộ trưởng Thông tin Liban George Kordahi liên quan đến chiến dịch quân sự của liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen.
Ngày 20/4, Iran cho biết nước này hoan nghênh Iraq đóng vai trò trung gian hòa giải giúp hàn gắn mối quan hệ của Tehran với các quốc gia Arab vùng Vịnh.
Theo các nhà quan sát Trung Đông, các quốc gia Arab vùng Vịnh đang đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược, tìm kiếm quan hệ bình đẳng hơn với Mỹ.
Sự dịch chuyển trong cách tiếp cận của Israel diễn ra sau khi nước này ngợi ca cuộc tập trận phòng thủ tên lửa thành công với sự hợp tác của Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm góc.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 25/9 đã đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) sắp xếp một hội nghị quốc tế bàn về tiến trình hòa bình Trung Đông trong bối cảnh một số quốc gia Arab vùng Vịnh vừa ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel.
Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu ngày 16/9 đã chỉ trích loạt vụ không kích từ Dải Gaza vừa xảy ra là nhằm ngăn chặn các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ của Israel với các quốc gia Arab vùng Vịnh.
Tranh cãi ngoại giao kéo dài 3 năm qua giữa Qatar và các quốc gia Arab vùng Vịnh khác sẽ lại được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc đưa ra phân xử trong tuần này với phiên tranh tụng giữa Qatar với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tranh cãi gay gắt giữa các nước Arab vùng Vịnh xung quanh kết quả các hội nghị thượng đỉnh khu vực vừa diễn ra tại thành phố Mecca, Saudi Arabia đang ngày càng nóng lên, một lần nữa cho thấy sự chia rẽ và những rạn nứt khó khỏa lấp giữa các nước.
Ngày 28/5, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố Tehran sẵn sàng đối thoại với các quốc gia Arab vùng Vịnh nhằm giải quyết căng thẳng đang leo thang tại khu vực.
Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner cùng phái đoàn Mỹ đang có chuyến công du các quốc gia Arab vùng Vịnh nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của những nước này đối với kế hoạch hòa bình được chờ đợi từ lâu cho khu vực Trung Đông, mà theo ông Kushner cần có sự nhượng bộ của cả Israel và Palestine.
Ngày 22/9, người phát ngôn của quân đội Iran, Thiếu tướng Abolfazl Shekarchi, cho biết những kẻ tấn công nhằm vào lễ diễu binh ở thành phố Ahvaz thuộc tỉnh Khuzestan, Tây Nam nước này, được 2 quốc gia Arab vùng Vịnh huấn luyện và có liên hệ với Mỹ và Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 3/4, các quan chức Mỹ cho biết cuộc gặp thượng đỉnh giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump với lãnh đạo 6 nước Arab vùng Vịnh dự kiến được tổ chức vào tháng 5 tới sẽ bị trì hoãn cho tới tháng 9.
Nhà chức trách Qatar đã sửa đổi luật chống khủng bố trong một nghị định hoàng gia công bố ngày 20/7, động thái được nhìn nhận như một nỗ lực nhằm bác lại cáo buộc "hỗ trợ khủng bố" từ các quốc gia Arab vùng Vịnh đối với nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Qatar đang vận động các quốc gia ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) chống lại lệnh cấm vận của các nước Arab vùng Vịnh đối với Doha.
Đại sứ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tại Nga, ông Omar Ghobash, cho biết các nước Arab vùng Vịnh đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới đối với Qatar và có khả năng đề nghị các đối tác thương mại của những nước này lựa chọn giữa họ hoặc Doha.
Phản ứng trước bản yêu sách 13 điểm của các nước Arab vùng Vịnh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao Qatar từ 3 tuần nay, trong đó có yêu cầu cắt đứt quan hệ với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar và đóng cửa hãng truyền thông Al Jazeera, Qatar đã phản đối và cho rằng bản yêu sách này không hợp lý, vi phạm chủ quyền của Doha.
Ngày 18/6, Quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah đã kêu gọi các nước Arab vùng Vịnh vượt qua tranh chấp ngoại giao với Qatar vốn dẫn đến sự chia rẽ tồi tệ nhất trong nhiều năm qua ở khu vực.