Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở tỉnh vẫn đang là mùa mưa nên nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết rất cao. Vì vậy, Trung tâm khuyến cáo các địa phương tích cực triển khai phòng, chống dịch bệnh này.
Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang có xu hướng gia tăng khi bắt đầu vào mùa hè. Một số ổ dịch có nguồn vector truyền bệnh tiềm ẩn phức tạp, kéo dài và khó xử lý nên nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng.
Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo Nigeria đang trải qua đợt bùng phát sốt xuất huyết Lassa nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, với 72 người thiệt mạng chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018.
Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội chưa được kiểm soát toàn diện, thậm chí còn đang đứng trước nguy cơ bùng phát mạnh hơn.
Dịch sốt xuất huyết đã có dấu hiệu lan ra khu vực ngoại thành Hà Nội. Nếu không quyết liệt phòng chống, dịch bệnh này sẽ còn diễn biến rất phức tạp, nhất là vào thời điểm học sinh tựu trường tới đây.
Hà Nội đang đứng đầu cả nước về số ca mắc sốt xuất huyết và dự báo tình hình dịch sẽ còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu do công tác phòng chống dịch đang thực hiện theo kiểu "trên nóng, dưới lạnh".
Diệt bọ gậy được ngành Y khẳng định là biện pháp chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả nhất. Hà Nội cũng đã thành lập hơn 26.000 đội xung kích những mong giảm nhanh mật độ muỗi và bọ gậy. Tuy nhiên, thực tế, hoạt động này vẫn mang tính chất phong trào.
Diệt bọ gậy song song với phun hóa chất diệt muỗi là 2 giải pháp quan trọng nhất trong phòng chống dịch sốt xuất huyết. Ấy thế nhưng, nhiều người dân Hà Nội đã phải "biếu tiền" kỹ thuật viên thì ổ dịch mới được phun hóa chất triệt để.
Một căn bệnh sốt xuất huyết chưa rõ nguồn gốc đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 13 người dân ở miền tây bắc nước này. Toàn bộ bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt, nôn, tiêu chảy và trước khi tử vong đều bị nôn ra dịch đen.