Ngày 20/12, một tòa phúc thẩm Mỹ ra phán quyết chính phủ nước này không thể yêu cầu các nhà thầu liên bang đảm bảo rằng người lao động của mình phải tiêm phòng COVID-19 bằng cách coi đây là một điều kiện trong hợp đồng.
Ngày 3/12, Nhà Trắng thông báo chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang xem xét dỡ bỏ quy định bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với lực lượng quân đội, theo như đề xuất của lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy.
Ngày 9/3, Chính phủ Áo cho biết nước này đang đình chỉ luật bắt buộc tất cả người trưởng thành phải tiêm vaccine ngừa COVID-19, chỉ một tháng sau khi trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định nghiêm ngặt trên.
Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền thành phố New York của Mỹ ngày 14/2 thông báo đã sa thải hơn 1.400 nhân viên chính phủ vì họ không tuân thủ quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Ngày 4/2, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen đã ký ban hành luật bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với người trưởng thành, qua đó đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định nghiêm khắc này.
Đức ngày 27/1 thông báo số ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua đã lần đầu tiên vượt 200.000 ca trong bối cảnh nước này đang thảo luận về quy định bắt buộc tiêm vaccine.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Áo trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thông qua quy định áp đặt tiêm chủng bắt buộc đối với người dân trên 18 tuổi từ giữa tháng 3 tới.
Hy Lạp đã áp dụng quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 với công dân trên 60 tuổi từ 17/1.
Ngày 10/1, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn chống dịch COVID-19 hiện nay là đảm bảo trường học tiếp tục mở cửa đón học sinh, đồng thời bảo vệ quyết định bắt buộc tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang thúc đẩy quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với các lái xe tải xuyên biên giới trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lái xe và đẩy giá hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ tăng cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Italy đang xem xét việc bắt buộc phải tiêm vaccine phòng COVID-19, khi tình trạng gia tăng số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây đã khiến hàng triệu người phải cách ly.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 23/12, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Liên minh châu Phi (AU) - ông John Nkengasong cho biết cơ quan y tế này sẽ bắt đầu kêu gọi các quốc gia thành viên xem xét việc tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19 nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đang rất thấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 22/12, Hội đồng Đạo đức của Đức đã tuyên bố ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với tất cả người từ 18 tuổi trở lên.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, sắc lệnh mới của chính phủ Italy về phòng, chống COVID-19 quy định lực lượng quân đội, cảnh sát, và giáo viên, nhân viên trường học bắt buộc phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 kể từ ngày 15/12.
Khi làn sóng COVID-19 trỗi dậy và biến thể Omicron đáng lo ngại xuất hiện, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều quốc gia đang xem xét lại việc bắt buộc tiêm vaccine COVID-19.
Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã mất kiên nhẫn với những người nhất quyết không tiêm vaccine COVID-19 và một số nước thậm chí đã áp dụng quy định bắt buộc tiêm chủng nhằm hạn chế số trường hợp tử vong cũng như làn sóng lây nhiễm mới.
Trong bối cảnh Đức tiếp tục đối mặt với số ca lây nhiễm cao trong cộng đồng, đe dọa gây quá tải cho hệ thống y tế và việc xuất hiện các ca nhiễm biến thể Omicron, Thủ tướng tương lai Olaf Scholz tuyên bố Đức có thể áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 1/12 cho rằng đã đến lúc Liên minh châu Âu (EU) nên nghĩ đến việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19, song bà nhấn mạnh chính phủ các nước thành viên sẽ ra quyết định về việc này.
Tối 28/11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định sẽ chưa thắt chặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 vì sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron, nhưng chính phủ nước này đã thành lập một nhóm đặc nhiệm xem xét khả năng bắt buộc tiêm vaccine.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 không ngừng gia tăng, có nguy cơ đẩy các hoạt động kinh tế-xã hội của Đức vào tình trạng phong tỏa cục bộ, hệ thống y quá tải trầm trọng, Đức đã tính đến phương án áp đặt quy định tiêm chủng bắt buộc.