Du lịch mang lại nguồn thu cho Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân. Một số diễn biến gần đây được cho là tín hiệu Triều Tiên sắp "mở rộng cửa" hơn với du khách quốc tế.
Theo giới chức Mỹ tiết lộ chi phí cho một chương trình của Không quân Mỹ nhằm thay thế các tên lửa hạt nhân lỗi thời đã tăng từ mức 95,8 tỷ USD lên khoảng 160 tỷ USD, điều này dẫn tới nguy cơ Mỹ buộc phải cắt giảm kinh phí cho các kế hoạch hiện đại hóa quan trọng khác.
Chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Không quân Mỹ có nguy cơ vượt quá ước tính chi phí ban đầu là 96 tỷ USD.
Ngày 18/10, Iran cho biết các biện pháp hạn chế do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) áp đặt đối với chương trình tên lửa của nước này theo Nghị quyết 2231 đã hết hiệu lực.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, 3 đặc phái viên của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tái khẳng định sẽ duy trì phối hợp chặt chẽ về Triều Tiên liên quan đến các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào nhà sản xuất UAV và có liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Không quân Mỹ đã quyết định đẩy lui tiến độ phát triển chương trình tên lửa siêu vượt âm của lực lượng này lại một năm sau khi xuất hiện "những bất thường trong chuyến bay thử nghiệm gần đây".
Ngày 30/3, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một cá nhân và mạng lưới công ty của người này vì đã hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/3 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 5 thực thể và cá nhân tại Nga và Triều Tiên liên quan chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng. Động thái này diễn ra sau khi trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đầu tiên sau hơn 4 năm.
Hàng loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây, kể cả những vụ thử mà nước này gọi là vũ khí siêu vượt âm, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ kỹ sư và nhà khoa học tên lửa tại quốc gia này.
Ngày 18/1, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết Mỹ rất nghiêm túc theo dõi các chương trình tên lửa "cải tiến" mà Triều Tiên đang theo đuổi.
Khi Triều Tiên tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí công nghệ cao, một số cuộc thử nghiệm trong những tháng qua đã cho thấy có bước tiến lớn.
Chương trình tên lửa siêu vượt âm mới của Không quân Mỹ đã hứng chịu đòn giáng thứ hai sau khi quả tên lửa không tách khỏi máy bay ném bom B-52H trong thử nghiệm ngày 5/4.
Chương trình tên lửa của Triều Tiên lâu nay là vấn đề lớn trong quan hệ Mỹ-Triều. Nước Mỹ sắp bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực và chủ đề "lá bài tên lửa" một lần nữa được giới quan sát quan hệ song phương nhắc tới.
Ngày 27/11, Mỹ thông báo trừng phạt kinh tế 4 công ty của Nga và Trung Quốc mà Washington cho là hỗ trợ Iran phát triển chương trình tên lửa.
Ngày 31/7, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ không ngừng các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, động thái cứng rắn dường như để đáp trả đòn trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết một công trình mới xây dựng gần sân bay quốc tế Bình Nhưỡng có liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus ngày 31/10 cho biết Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực xây dựng tại Iran và một số vật liệu nhất định đang được sử dụng liên quan tới quân đội và chương trình tên lửa đạn đạo của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Các chương trình tên lửa của Triều Tiên được thiết kế để hỗ trợ hoạt động phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành hóa dầu của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với nước này liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.