Bắt đầu từ 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm (ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu Trời), các gia đình bắt đầu vào Tết. Mọi người chuẩn bị gói bánh chưng, mua đồ sẵn sàng làm cỗ và lễ cúng Tết.
Trưa ngày 17/1 (ngày 23 tháng Chạp), nhiều người dân tới hồ Thành Công (Hà Nội) thả cá chép, tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Bên cạnh việc thả cá, nhiều người còn vứt bàn thờ, bát hương và tro xuống hồ, gây ô nhiễm môi trường
Hôm nay, 23 tháng chạp, nhiều người dân mua cá chép làm "phương tiện" tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Do vậy, thị trường cá chép đỏ rất nhộn nhịp.
Gần đến ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, tại làng nuôi cá cảnh xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, các hộ nuôi lại tất bật chuẩn bị hàng tấn cá chép đỏ để bán ra thị trường.
Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà... Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện lòng từ bi quý báu của người Việt Nam.
Dù ngày mai mới là 23 tháng Chạp nhưng chợ đầu mối buôn bán cá lớn nhất Hà Nội ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã tấp nập ngay từ hôm nay. Hoạt động mua bán cá vàng để người dân phóng sinh ngày ông Công, ông Táo vô cùng nhộn nhịp.
Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là hồ Ha Le) năm nay đột nhiên sôi động vì sự có mặt của bầy thiên nga. Có lẽ cũng vì sự có mặt của “nhân vật mới” này, chuyện thả cá nhân dịp cúng ông Công, ông Táo ngày 23 Tháng Chạp tại đây cũng thú vị hơn hẳn.
Sát ngày ông Táo chầu trời (23 tháng Chạp, âm lịch), chợ cá Yên Sở (Hà Nội) hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp. Cá theo chân các tiểu thương đổ về khắp các ngõ ngách nội thành phục vụ người dân.
Bài cúng Tết ông Công ông Táo được sử dụng trong ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị cho nghi lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời theo phong tục tập quán của người Việt Nam. Có rất nhiều bài văn khấn ông Công ông Táo, dưới đây là 4 bài cúng Táo quân được sử dụng phổ biến nhất.
Nên cúng tối 22 vì sáng sớm 23 là ông Táo phải về chầu Trời rồi. Nên nếu cúng muộn quá, nhiều khả năng ông Táo sẽ không nhận được lễ của Gia chủ.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến 23 tháng Chạp - ngày tiễn ông Công ông Táo chầu trời và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017, phố phường Hà Nội dường như đông vui náo nhiệt hơn hẳn.
Đã thành tục lệ cứ ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà chuẩn bị mâm cơm cúng và mua cá chép về để thả, với mong muốn tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời tâu với Ngọc Hoàng những việc gia chủ đã làm trong năm qua và cầu chúc cho một năm mới sắp đến với những bình an và may mắn.
Tôi nghĩ một nửa hồn Tết luôn nằm trong góc bếp mỗi nhà. Nó không đơn thuần chỉ là hương vị các món ăn mà nó còn chứa đựng cả nét văn hóa Việt. Bắt đầu từ ngày Tết Táo Quân 23 tháng Chạp, nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng. Để “tiễn đưa” ông Táo lên chầu trời...
Ra sông, hồ, ao… thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời là phong tục truyền thống của người Việt dịp 23 tháng Chạp (tết ông Công, ông Táo) hàng năm. Thế nhưng cách “thả cá” mỗi năm lại có những nét riêng.
Ra sông, hồ, ao thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời là phong tục truyền thống của người Việt dịp 23 tháng Chạp (tết ông Công, ông Táo) hàng năm. Ngay từ sáng sớm hôm nay, nhiều người đã bắt đầu đi ra sông hồ để phóng sinh cá.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến 23 tháng Chạp, bên cạnh các sản phẩm giấy tiền vàng mã, mũ, áo...cho ông Công, ông Táo lên chầu trời thì cá cảnh cũng là mặt hàng đang "nóng" hơn bao giờ hết.
Dù hôm nay mới đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch song trong hai ngày nghỉ cuối tuần vừa qua, nhiều gia đình tại Hà Nội đã làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Như tục lệ, mũ áo cân đai cho ông Công, ông Táo chầu trời vẫn là những vật phẩm “truyền thống” được các gia đình dâng tiến.