Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.
Ngày 27/10, bang New South Wales (NSW) của Australia đã ban hành luật mới nhằm ngăn chặn người dân giả mạo giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh bang dần nới lỏng các hạn chế đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ.
Ngày 3/10, Mỹ và Nga đã tiến hành thảo luận về chủ đề công nhận chứng nhận vaccine của nhau tại Geneva, Thụy Sĩ.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại quốc tế thông qua việc công nhận các giấy chứng nhận vaccine của nhau trong bối cảnh dịch COVID-19.
New York là thành phố đầu tiên tại Mỹ ra quy định phải có chứng nhận tiêm chủng vaccine mới được tham gia nhiều hoạt động trong không gian kín.
Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất đàm phán với Nga về phương thức đảm bảo cho những người đã tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19 có thể đi lại qua biên giới các nước mà không bị yêu cầu cách ly và xét nghiệm.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng chế độ chứng nhận sử dụng dược phẩm, trong đó có các loại vaccine trong trường hợp khẩn cấp, với mục tiêu chủ động ứng phó với các đại dịch mới có thể xảy ra trong tương lai.
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thử nghiệm hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 dạng kỹ thuật số.
Estonia và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bắt đầu triển khai một dự án thí điểm chứng nhận vaccine kỹ thuật số. Đây là một loại thẻ thông minh được sử dụng trong việc theo dõi dữ liệu chăm sóc sức khỏe và đẩy mạnh sáng kiến COVAX của WHO nhằm thúc đẩy việc tiêm chủng ở các nước đang phát triển.