Mỹ và Iran có thể sẽ bước vào một mùa Hè căng thẳng sau khi các cuộc đàm phán gián tiếp vào tuần trước nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không có bất kỳ tiến triển nào.
Một tàu chở dầu to lớn đã trở thành biểu tượng cho thế đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Iran năm 2019 đang âm thầm di chuyển ra khỏi Địa Trung Hải.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, lực lượng quân sự của Tehran đã thực hiện các cuộc tập trận tấn công và tiêu diệt mô hình tàu sân bay Mỹ.
Ngoại trưởng Pakistan Mehmood Qureshi, người đang thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi giữa Washington và Tehran trong suốt tuần qua, bày tỏ tin tưởng rằng Iran đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.
Giữa lúc căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai thêm binh sĩ và đóng vai trò lớn hơn tại Trung Đông.
Trong vài tuần qua diễn ra những biến động căng thẳng gần như đẩy Mỹ và Iran đến bờ vực chiến tranh, Đại sứ quán Thụy Điển tại Tehran luôn đóng vai trò như một cầu nối trung gian, truyền đạt quan điểm thẳng thắn của hai quốc nhằm tránh gây leo thang xung đột.
Ngày 13/1, tàu khu trục lớp ANZAC HMAS Toowoomba thuộc Hải quân Hoàng gia Australia đã rời căn cứ hải quân Stirling, phía Nam thành phố Perth, để đến khu vực Eo biển Hormuz, tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu nhằm bảo vệ các nguồn cung dầu di chuyển qua khu vực.
Ngày 12/1, Iran đã có dấu hiệu ủng hộ giảm leo thang sau 10 ngày căng thẳng ở mức cao với Mỹ liên quan đến các vụ tấn công trả đũa lẫn nhau và vụ Tehran vô tình bắn rơi một máy bay chở khách.
Ngày 12/1, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã tìm kiếm hợp tác từ Saudi Arabia để đảm bảo sự ổn định tại Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang. Saudi Arabia là chặng dừng chân đầu tiên của nhà lãnh đạo Nhật Bản trong chuyến công du 5 ngày tới Trung Đông nhằm tăng cường hợp tác giữa Tokyo với khu vực này.
Trong phiên giao dịch ngày 9/1, giá dầu thế giới giảm sau khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao bất ngờ, trong bối cảnh các nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về khả năng căng thẳng Mỹ - Iran leo thang.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 9/1 cho biết binh sĩ nước này vẫn tiếp tục đồn trú tại Iraq vì "tình hình đêm qua đã ổn định trở lại".
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, giá dầu thế giới chiều 8/1 đã giảm và giao dịch ở mức thấp sau khi tăng lên 5% khi xảy ra sự kiện Iran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự có lính Mỹ và liên quân quốc tế đồn trú tại Iraq.
Ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đi lên trong phiên giao dịch ngày 8/1, trong đó Nasdaq Composite xác lập mức cao kỷ lục mới, giữa bối cảnh các số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ đều khởi sắc và mối quan ngại về tình hình căng thẳng Mỹ -Iran có phần lắng dịu.
Ngày 8/1, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Mỹ và Iran ưu tiên cho giải pháp ngoại giao và giảm căng thẳng, đồng thời cảnh báo rằng các vụ tấn công trả đũa lẫn nhau sẽ dẫn tới một chu kỳ bất ổn mới tại khu vực.
Ngày 8/1, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo và các quan chức quân sự cấp cao đã họp khẩn, thảo luận các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho các binh sĩ và công dân Hàn Quốc tại Trung Đông sau vụ Iran tấn công tên lửa vào hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Iraq có binh sĩ Mỹ và liên quân đồn trú.
Đồng yen Nhật Bản đã tăng vọt lên mức cao nhất của ba tháng trong phiên sáng 8/1, sau vụ tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq đã khiến các nhà đầu tư gấp rút chuyển sang các tài sản “trú ẩn an toàn” như đồng yen hay đồng franc Thụy Sỹ.
Việc Mỹ sát hại một tướng lĩnh hàng đầu Iran là hành động khủng bố và Iran sẽ đáp trả điều này một cách tương xứng.
Ngày 7/1, Anh kêu gọi các bên bình tĩnh sau khi Mỹ tiến hành vụ không kích nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad (Iraq) ngày 3/1, khiến Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), thiệt mạng, đồng thời cho rằng một cuộc chiến tranh với Iran sẽ chỉ có lợi cho lực lượng phiến quân Hồi giáo khắp khu vực Trung Đông.
Các nền kinh tế vùng Vịnh, vốn trong tình trạng căng thẳng nhiều năm qua do giá dầu thấp, đang phải đối mặt với "con dao hai lưỡi" khi nguy cơ cuộc xung đột Mỹ-Iran đang đẩy giá dầu tăng nhưng lại đe dọa xuất khẩu.
Philippines đã chuẩn bị các kế hoạch sơ tán hàng nghìn công dân khỏi Trung Đông trong khi Thái Lan, Ấn Độ bàn biện pháp đối phó tác động thương mại do căng thẳng Mỹ-Iran.