Dân tộc Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tiếng nói, chữ viết riêng. Tuy nhiên, theo thời gian, chữ viết của người Dao Tiền nơi đây đang bị mai một.
Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.
Những ngày đầu tháng 10, du khách đến với Lễ hội “Mùa vàng Hồng Thái năm 2022” được tham gia vào những hoạt động trình diễn nhảy lửa, trải nghiệm thêu, vẽ sáp ong trên trang phục người Dao Tiền hay cùng dồng bào thi thu hoạch lúa trên những thửa ruộng bậc thang bậc thang vàng óng ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Khâu Tràng, Na Hang, Tuyên Quang.
Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, người Dao Tiền có tục nhảy lửa để tạ ơn trời đất và thần linh đã cho một vụ mùa bội thu và cầu may cho vụ mùa tới.
Đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 11.000 người, đông thứ ba sau dân tộc Kinh và Mường, bao gồm hai nhóm (ngành) là Dao Tiền và Dao Quần chẹt, sống tập trung ở các huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn.
Đến Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - vùng đất nổi tiếng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền, du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kì, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.
Lễ Tẩu sai (Cấp sắc 12 đèn) là đại lễ tôn vinh sự trưởng thành của đồng bào Dao Tiền ở Cao Bằng.
Hoa Thám là xã đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, có 90% đồng bào dân tộc Dao sinh sống.
Với đặc thù hơn 50% dân số trên địa bàn là dân tộc Dao (Dao đỏ và Dao tiền), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) luôn chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao.
Hai anh em người dân tộc Dao Tiền vừa hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường vào Di tích đồn Nà Ngần, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, đường sá chưa được bê tông nhưng cảnh quan thiên nhiên thanh bình, hòa quyện với nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của bản Nà Bó, luôn tạo sự hấp dẫn cho du khách gần xa.
Chị Chu Thị Loan, sinh năm 1986, dân tộc Dao Tiền, đã làm trưởng thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) được 3 năm, chị luôn được đánh giá là người hăng say, tận tụy với công việc được giao.
Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, nam giới đã có vợ con phải làm lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó.
Do thời gian dài trước đây các hoạt động văn hóa, văn nghệ chưa được chú ý, nên nhiều điệu hát, điệu múa, nghi lễ... vốn là nét đẹp truyền thống của đồng bào Dao Tiền ở đây bị mai một.
Trẻ em Dao Tiền ở Phiêng Luông khi chập chững biết đi là theo chúng bạn đi chơi xuân. Các trò chơi như: Đi tìm quả đồi tốt, thi trèo cây, thi hái mận, thi nhảy xa, chơi rồng rắn… tạo nên những tiếng cười vui dường như dài bất tận nơi góc núi Mộc Châu.
Thôn Vàng Ngược, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là nơi tập trung sinh sống của 55 hộ dân người dân tộc Dao Tiền. Nhiều năm qua, người Dao Tiền nơi đây rất quan tâm, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Phiêng An II là thôn mới thành lập chưa được 10 năm, thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn). Cả thôn có 13 gia đình là người Dao Tiền và Dao Đỏ.
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột thật lạ lẫm, nhưng với 52 hộ người Dao Tiền ở xã Tân Pheo, huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng.