Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 15/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới, trong đó yêu cầu Bộ Y tế rà soát, hoàn thiện chính sách về dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững.
Trong hơn 60 năm qua, công tác dân số đã trải qua tiến trình từ giảm sinh đến đạt và duy trì mức sinh thay thế. Thành tựu này góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự tiến bộ trên nhiều mặt của nước ta cũng như khẳng định vai trò to lớn của công tác dân số đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Từ năm 2006, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và duy trì trong hơn 13 năm qua. Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.
Để đạt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế (mỗi bà mẹ có 2 con), việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đóng vai trò quan trọng. Tuy không còn là trọng tâm nhưng đây cũng là nhiệm vụ không thể bỏ qua.
Theo đánh giá của các chuyên gia dân số, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ), ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn chưa thể “nới lỏng”, mà nên duy trì mức sinh thấp hợp lý.
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác giảm sinh, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ liên tục giảm, từ 6,39 con vào năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế - mức sinh lý tưởng là 2,1 con).
Hà Nội đang phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm số người sinh con thứ ba và chênh lệch giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề cơ cấu dân số và phân bổ dân cư.