Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch vì bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Chiều 18/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khoa Cấp cứu của Bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Làm nghề mổ lợn để bán, bỗng sốt nhẹ, chỉ sau ít giờ, người đàn ông đã nổi tím người và bị sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn.
Tối 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Đó là anh L.V.T (sinh năm 1981) trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên.
Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp mắc liên cầu lợn ngày 21/2/2024. Bệnh liên cầu lợn ít gặp ở người, tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn là người đàn ông 67 tuổi, nghề nghiệp bảo vệ (ở huyện Chương Mỹ). Đây là ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024.
Sau khi ăn tiết canh 1 ngày, ông T.V.H bỗng sốt, chân tay tím tái, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, ông H. đã diễn biến nặng, tử vong.
Ngày 1/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.V.T (nam, 39 tuổi, đến từ Nghệ An), nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu… do mắc liên cầu lợn.
Thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 (Thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị này vừa cứu sống một bệnh nhân bị nhiễm bệnh liên cầu lợn. Bệnh nhân là người chăn nuôi lợn và trước đó có tham gia giết mổ lợn.
Sáng 3/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa tiếp nhận điều trị cho nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn - nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não và suy hô hấp do mắc liên cầu lợn.
Chiều 23/3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người tại một số tỉnh, thành phố.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người.
Sáng 29/6, bác sỹ Đoàn Vũ Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) thông tin, bệnh viện đã ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do nhiễm liên cầu lợn.
Ngày 1/6, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, bệnh nhân La Văn Hào, 49 tuổi, trú tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tử vong vào sáng 1/6 do bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn.
Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên mới tiếp nhận 2 bệnh nhân với biểu hiện nôn ói, đau bụng, khó thở. Bệnh nhân được xác định nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Hiện tại, cả hai bệnh nhân đều đang trong tình trạng nguy kịch.
Hai ngày sau khi ăn thịt dê chết, bệnh nhân Ma Đình Du và Ma Doãn Vàng đã phải nhập viện do khó thở, tụt huyết áp. Bác sĩ xác định, họ nhiễm khuẩn liên cầu lợn, hiện trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị 3 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn. Đáng chú ý, trong đó có cả bệnh nhân nhiễm trong quá trình giết mổ lợn.
Bác sỹ Trịnh Hồng Nhựt- Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết: Khoa đã tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh cho một bệnh nhân ăn tiết canh lợn mắc liên cầu lợn.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk trên địa bàn tỉnh vừa có bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, triệu chứng giống bệnh liên cầu lợn ở huyện Buôn Đôn.