Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương, 46 điều, có hiệu lực từ 1/7/2024. Song song với việc sửa tên dự án Luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước thì Quốc hội cũng thống nhất đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước.
Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang Luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước. Điều 46 Luật Căn cước quy định, Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang được tiếp tục cho ý kiến. Vấn đề được quan tâm là đổi tên luật thành Luật Căn cước. Nhiều ý kiến cho rằng sửa tên luật thành Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội, tạo tiền đề hội nhập quốc tế cũng như không làm phát sinh chi phí, thủ tục.
Sáng 28/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Hiện nay, vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về tên của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Để rộng đường dư luận, Báo Tin tức xin giới thiệu bài viết Góp ý Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), của Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội (tựa đề do báo Tin tức đặt).
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Ngày 12/4, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo góp ý Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), chuẩn bị trình xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Trong 2 ngày (3 - 4/4), Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Hòa Bình, khảo sát một số nội dung phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó đáng chú ý có quy định Mẫu thẻ Căn cước công dân (CCCD) mới.
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đề xuất nhiều nội dung quan trọng trong đó, cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trong thời hạn 7 ngày làm việc; bỏ vân tay trên CCCD… Bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam. Việc cấp thẻ cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.
Sáng 17/3, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 21, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Tiếp tục Phiên họp thứ 21, sáng 17/3/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định Luật Căn cước công dân dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024. Đáng chú ý, trong hồ sơ dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin về sinh trắc học như mống mắt, ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh có sự thay đổi từ ngày 14/5/2021, khi Nghị định 37/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân có hiệu lực.
Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, trong đó sửa đổi, bổ sung Điều 15 quy định trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh.
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 40/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân. Thông tư số 40 có hiệu lực từ ngày 18/11/2019.
Theo Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân, từ đầu năm 2016, nhiều địa phương trên cả nước đã cấp số định danh cá nhân thông qua việc cấp thẻ căn cước công dân và đăng ký khai sinh.
Ngày 1/1, Luật Căn cước công dân chính thức có hiệu lực và được triển khai trên 16 tỉnh, thành trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số, và Vĩnh Phúc là một trong 16 địa phương thực hiện thực hiện thí điểm Đề án này.
Triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), Hà Nội là 1 trong 4 tỉnh thành trên cả nước được lựa chọn để triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân. Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đăng ký hộ tịch và bước đầu là công tác đăng ký khai sinh ở nước ta.
Từ 1/1/2016 sẽ có Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân cùng tồn tại.