Theo thông báo mới nhất của nhà chức trách Ấn Độ ngày 4/11, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ xe buýt lao xuống hẻm núi ở bang Uttarakhand trước đó cùng ngày đã tăng lên 36 người. Ngoài ra, có 3 người bị thương nặng đã được đưa đến bệnh viện bằng máy bay trực thăng.
Bốn người, trong đó có 1 trẻ em, đã tử vong khi chiếc máy bay trực thăng chở họ đâm vào một tháp viễn thông đêm 20/10 tại Houston, thành phố lớn nhất bang Texas của Mỹ.
Thông báo đăng trải trên trang chủ của hãng hàng không chuyên cung cấp dịch vụ máy bay trực thăng vùng núi Air Zermatt của Thụy Sĩ cho biết, trong ngày 24/9 (giờ địa phương), bộ phận cứu hộ của hãng này đã thực hiện một cuộc giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam mắc kẹt trên đỉnh Matterhorn khi họ đã rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng ở độ cao hơn 3.500m.
Nhà chức trách Nga ngày 17/9 xác nhận 3 người trên chiếc máy bay trực thăng Robinson mất tích 1 ngày trước đó tại tỉnh Amur đã thiệt mạng.
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, đến 9 giờ sáng 8/9, toàn tỉnh ghi nhận bão số 3 đã làm 3 người chết, 157 người bị thương. Các lực lượng đã đưa được 46 người bị mắc kẹt trên biển và các đảo về bờ an toàn. Quảng Ninh đề nghị hỗ trợ trực thăng tìm kiếm người đang mất tích trên biển.
Ngày 7/8, một máy bay trực thăng đã rơi ngay sau khi cất cánh ở một khu rừng bên ngoài thủ đô Kathmandu của Nepal làm toàn bộ 5 người trên máy bay thiệt mạng. Khu vực núi non này từng xảy ra hơn 10 vụ tai nạn máy bay kể từ năm 2000 đến nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, quân đội Bangladesh cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp đặt để dập tắt các cuộc biểu tình vào rạng sáng 6/8, vài giờ sau khi lực lượng này lên nắm quyền sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi nước này bằng máy bay trực thăng.
Tính đến ngày 29/7, Mỹ đã huy động gần 4.900 lính cứu hỏa, 33 máy bay trực thăng và 400 xe chữa cháy cùng nhiều máy bay để dập tắt đám cháy lớn nhất ở bang California kể từ đầu năm đến nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết sau 17 ngày nỗ lực tìm kiếm, ngày 29/7, nhóm tìm kiếm cứu hộ của nước này đã xác định được vị trí máy bay trực thăng mất tích trên dãy núi Cardamom từ ngày 12/7.
Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã xác định được vị trí mảnh vỡ của 2 chiếc máy bay trực thăng đâm vào nhau hồi tháng 4 vừa qua khiến 8 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin các nhân viên cứu hộ ngày 22/7 đã tìm thấy chiếc máy bay trực thăng Robinson bị mất tích ngày 19/7 vừa qua ở tỉnh Yakutia thuộc vùng Viễn Đông của Liên bang Nga.
Giới chức Mỹ cho biết ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị mất tích sau khi máy bay trực thăng chở họ rơi xuống biển ở khu vực đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii trong ngày 11/7 (theo giờ địa phương).
Theo Tân Hoa xã, giới chức Trung Quốc cho biết 3 người đã mất tích sau khi chiếc máy bay trực thăng chở họ bị rơi ngày 12/6 ở tỉnh Giang Tây, miền Đông nước này.
Truyền thông Iran đưa tin ngày 3/6, Chủ tịch Quốc hội nước này Mohammad Baqer Qalibaf tuyên bố ông sẽ tranh cử Tổng thống để kế nhiệm nhà lãnh đạo Ebrahim Raisi, người qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng hồi tháng trước.
Iran đã loại trừ khả năng xảy ra nổ phá hoại dẫn đến vụ rơi máy bay trực thăng gây ra cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng.
Dù loại trừ hành vi phá hoại, các nhà điều tra Iran vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi thiệt mạng.
Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng, Tổng thống Nga ký sắc lệnh tịch thu tài sản của Mỹ, Chính phủ Anh bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bê bối “máu bẩn” và Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) là những sự kiện thế giới nổi bật tuần qua.
Trong tuần từ ngày 19 - 25/5 đã diễn ra một số sự kiện và vấn đề được dư luận quan tâm như Tổng thống Iran tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng; Mỹ và Nga nhắm mục tiêu vào việc tịch thu tài sản của nhau; nước Anh rúng động bởi bê bối “máu bẩn”; Hàn-Trung-Nhật nối lại hội nghị thượng đỉnh sau 5 năm và ngày càng có nhiều nước công nhận Nhà nước Palestine.
Vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống và Ngoại trưởng Iran thiệt mạng đã gây ra làn sóng chấn động khắp khu vực, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và có tác động ngay lập tức đến hoạt động ngoại giao của Iran.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran ngày 23/5 công bố báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay trực thăng gần đây dẫn đến cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng.