Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia (MOH) đã khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường thứ ba ngừa COVID-19, đặc biệt là với các nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao sau khi số ca nhiễm tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch khuyến khích công dân Mỹ tiêm mũi vaccine tăng cường phòng chống COVID-19 vào mùa thu này để đối phó với làn sóng dịch mới.
Ngày 20/8, giới chức Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hối thúc người dân tiêm mũi vaccine tăng cường phòng ngừa COVID-19 vào mùa Thu năm nay nhằm ứng phó một làn sóng lây nhiễm mới.
Bác sĩ khuyến cáo, với nhóm người nguy cơ cao mắc COVID-19 như: Phụ nữ có thai, người cao tuổi, có bệnh nền hoặc người bị suy giảm miễn dịch, nên tiêm 1 mũi vaccine tăng cường càng sớm càng tốt.
Trung Quốc sẽ triển khai chương trình tiêm chủng mũi vaccine tăng cường thứ 2 phòng ngừa COVID-19 cho một số nhóm dân cư nhất định đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên cách đây 6 tháng.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại Argentina có xu hướng gia tăng những ngày qua, Bộ Y tế nước này một lần nữa kêu gọi người dân đi tiêm mũi vaccine tăng cường.
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cảnh báo tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) đang “đáng thất vọng” trong khi khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giảm dần trong mùa đông tới.
Mũi vaccine tăng cường đặc trị các biến thể của Omicron đã thực sự làm tăng mạnh mẽ sức đề kháng của người tiêm trước các biến thể có khả năng lây lan nhanh này. Đây là lý do các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân chú trọng tiêm các mũi tăng cường để bảo vệ bản thân mà không cần phải e ngại về những phản ứng sau tiêm, bởi những phản ứng này không đáng lo ngại so với rủi ro trở nặng do COVID-19.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 31/8 cho phép tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 bằng vaccine đã được cải biến của Moderna và Pfizer/BioNTech để chống các biến thể dòng phụ của Omicron chủ đạo hiện nay là BA.4 và BA.5.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 11/7, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn khoảng 7 triệu người dân nước này chưa tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19, do vậy mọi người nên đi tiêm càng sớm càng tốt.
Bộ Y tế Lào đang khuyến khích người dân từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 vì khả năng miễn dịch từ hai mũi vaccine đầu đã suy giảm theo thời gian.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các chuyên gia y tế Australia đang kêu gọi người dân nước này đi tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 để đối phó với biến thể phụ BA.5 của Omicron.
Theo một nghiên cứu quy mô lớn, đăng trên tạp chí y học The New England Journal of Medicine ngày 15/6, những người đã từng nhiễm các biến thể trước của virus SARS-CoV-2 và tiêm đủ 3 mũi vaccine công nghệ mRNA sẽ được bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ nhiễm biến thể Omicron.
Ngày 8/6, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ cho biết mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 của hãng này được thiết kế để chống lại chủng virus SARS-CoV-2 gốc và biến thể Omicron đã tạo phản ứng miễn dịch tốt hơn so với vaccine ban đầu.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 522.114 trường hợp mắc COVID-19 và 1.172 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 530 triệu ca, trong đó trên 6,3 triệu người tử vong vì đại dịch.
Ngày 19/5, một ủy ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã bỏ phiếu nhất trí với khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường cho trẻ em độ tuổi từ 5-11, ít nhất 5 tháng sau khi hoàn thành liều vaccine cơ bản.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 17/5 thông báo cơ quan này đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech làm mũi tiêm tăng cường cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 13/5, Bộ Y tế Malaysia đã cập nhật quy định liên quan đến mũi tiêm vaccine tăng cường thứ hai phòng COVID-19 nhằm ngăn chặn biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.
Các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đang chuyển trọng tâm sang sản xuất mũi vaccine tăng cường, một thị trường nhỏ hơn và cạnh tranh hơn.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố mới đây, kháng thể được tạo ra nhờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 và các mũi vaccine tăng cường sẽ mang lại ít hiệu quả trong phòng chống biến thể Omicron hơn so với các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2.