Ngày 13/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, quyết định trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh của Nga là do lo ngại về hoạt động gián điệp, không liên quan đến bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt quan hệ ngoại giao với London.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cáo buộc Anh đang tích cực tham gia vào các hoạt động làm gia tăng căng thẳng toàn cầu và phá hoại ổn định của Nga. Cơ quan này còn thông báo rằng Moskva đã hủy bỏ quyền công nhận của 6 nhà ngoại giao Anh vì cáo buộc tham gia vào hoạt động gián điệp.
Ngày 8/7, Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga quyết định cấm các nhà ngoại giao Anh, trong đó có cả Đại sứ, tiếp cận trụ sở của Thượng viện Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 12/5, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bổ nhiệm nhà ngoại giao Anh Martin Griffiths làm Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo thay ông Mark Lowcock.
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố "tuyệt giao" với Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch sau vụ rò rỉ điện tín ngoại giao trong đó có đề cập tới những đánh giá tiêu cực của nhà ngoại giao Anh đối với năng lực của ông chủ Nhà Trắng và chính quyền Washington.
Ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh, đồng thời rút giấy phép hoạt động của Tổng lãnh sự Anh tại thành phố Saint Petersburg, cũng như chấm dứt hoạt động của Hội đồng Anh tại Nga.
Nga chắc chắn sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Anh để đáp trả lại việc London trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga sau khi London cáo buộc Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergey Skripal. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 16/3.
Thủ tướng Anh David Cameron cam kết cải thiện vị thế của nước này trong cuộc đua thương mại toàn cầu với việc tăng cường quan hệ với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đồng thời yêu cầu các nhà ngoại giao Anh phải đóng vai trò như là những "đại sứ kinh tế."