Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, một nhóm đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh có kế hoạch tăng thuế với sản phẩm ô tô nhập khẩu, để đáp trả động thái gần đây của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo một tuyên bố từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
Ngày 26/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hối thúc Sri Lanka siết chặt chính sách tiền tệ, nâng thuế và áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Trong nỗ lực nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với kế hoạch hỗ trợ việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden, Nhà Trắng ngày 3/6 phát đi tín hiệu sẵn sàng đàm phán về đề xuất nâng thuế doanh nghiệp của ông Biden.
Ngày 26/3, truyền thông Australia đưa tin các nhà sản xuất rượu vang "Xứ chuột túi" đang chuẩn bị kế hoạch kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh quốc gia lớn nhất châu Á dự kiến sẽ sớm công bố nâng thuế nhập khẩu đối với rượu vang Australia lên mức xấp xỉ 220%.
Bất chấp sự phản đối rộng rãi, quyết định tăng thuế đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu lần lượt là 25% và 10% do Chính phủ Mỹ áp đặt đã bắt đầu có hiệu lực vào thứ Bảy tuần này (8/2).
Chính phủ Mỹ ngày 2/12 tuyên bố sẽ xem xét khả năng nâng thuế đối với các sản phẩm của Liên minh châu Âu (EU) và áp thuế đối với nhiều mặt hàng khác với lý do không có tiến triển trong giải quyết bất đồng liên quan tới trợ giá cho công ty sản xuất máy bay.
Việc cả Mỹ và Trung Quốc đều nâng thuế áp lên hàng hóa của nhau đẩy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên một ngưỡng mới, có nguy cơ gây ra những xáo trộn trên thị trường tài chính toàn cầu và dấy lên sự lo ngại về sự giảm tốc kinh tế toàn cầu.
Theo thông báo của Công báo Liên bang Mỹ ngày 8/5, nước này sẽ nâng thuế từ mức 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 10/5 tới.
Ấn Độ, nước nhập khẩu nhiều hạnh nhân từ Mỹ, đã nâng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này thêm 20%, hòa theo làn sóng trả đũa thuế nhôm và thép nhập khẩu mới của Mỹ.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) đã lên tiếng chỉ trích các động thái mới đây của Mỹ liên quan tới kế hoạch nâng thuế nhập khẩu đối với ô tô Nhật Bản.
Ngày 24/5, Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản đã phản đối việc Mỹ định nâng thuế đối với ô tô nhập khẩu, động thái được đánh giá có thể tác động lớn đến ngành xe hơi và nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
Ngày 26/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra đối với nhiều sản phẩm thép nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sau quyết định nâng thuế nhập khẩu nhôm thép của chính quyền Mỹ.
Động thái của Tổng thống Donald Trump áp dụng biểu thuế mới với thép và nhôm nhập khẩu nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước nhưng đồng thời cũng khiến nhiều công ty Mỹ đứng trước nguy cơ chịu “thương tích”.
Ngành dầu khí Mỹ đã phản ứng dữ dội đối với kế hoạch nâng thuế nhập khẩu thép và nhôm của Tổng thống Donald Trump, cho rằng động thái này sẽ “giết chết” việc làm trong ngành năng lượng do chi phí cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn sẽ càng ngày gia tăng.
Chiều 26/6, với 363 phiếu ủng hộ và 96 phiếu chống, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng cho phép chính phủ nâng thuế tiêu dùng từ 5% hiện nay lên 8% từ ngày 1/4/2014 để bù đắp các khoản chi khổng lồ cho an sinh xã hội.
Nhằm đối phó với tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng trang sức, Bộ Tài chính vừa ra Thông tư số 11/2011/TT- BTC ngày 2/8/2011 hướng dẫn nâng thuế xuất khẩu vàng.