Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ gia hạn công tác khảo sát địa chất của tàu thăm dò Oruc Reis tại khu vực Đông Địa Trung Hải cho tới ngày 29/11 tới. Đây là động thái mới có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Bất chấp sự phản đối của nhiều nước, ngày 14/10, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã triển khai lại tàu khảo sát địa chấn Oruc Reis tại khu vực tranh chấp trên Địa Trung Hải.
Trong một động thái dường như sẽ làm tái diễn căng thẳng với một đồng minh trong NATO là Hy Lạp, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tối 11/10 đã thông báo tàu Oruc Reis của nước này sẽ thực hiện khảo sát địa chấn tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải trong 10 ngày tới.
Ngày 18/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố việc Ankara rút tàu khảo sát địa chấn Oruc Reis của nước này khỏi khu vực Đông Địa Trung Hải là nhằm mở đường cho các hoạt động ngoại giao với Hy Lạp, tuy nhiên điều này không có nghĩa là hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực đã kết thúc.
Ngày 13/9, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng việc tàu khảo sát Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ quay lại tỉnh miền Nam Atntalya là một bước đi tích cực đầu tiên nhằm giảm bớt căng thẳng với Ankara liên quan các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực ngoài khơi.
Các dữ liệu theo dõi hãng hải của Refinitiv ngày 13/9 cho thấy tàu thăm dò địa chất Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ đã quay trở lại vùng biển gần tỉnh Antalya ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái có thể làm dịu bớt căng thẳng giữa chính quyền Ankara và Athens về tranh chấp nguồn tài nguyên năng lượng ở Đông Địa Trung Hải.
Quan chức cấp cao Hy Lạp George Gerapetritis cho biết các tàu hải quân nước này đang giám sát tàu nghiên cứu Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ.