Ngày 4/9, Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã yêu cầu cơ quan công tố nước này điều tra thương vụ mua phần mềm gián điệp Pegasus trị giá 11 triệu USD. Theo Tổng thống Petro, phần mềm này có thể đã được sử dụng để do thám các chính trị gia đối lập trong chính quyền trước đây.
Ngày 16/10, Văn phòng Tổng chưởng lý Mexico thông báo đang điều tra việc các quan chức tiền nhiệm của văn phòng này mua phần mềm gián điệp máy tính Pegasus, đồng thời xem xét tính hợp pháp trong quá trình mua bán.
Theo phóng viên TTXVN tại tel Aviv, ngày 21/8, tập đoàn NSO của Israel xác nhận Giám đốc điều hành (CEO) Shalev Hulio sẽ từ chức. Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu của tập đoàn sở hữu phần mềm gián điệp Pegasus vốn thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua.
Ngày 2/5, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo điện thoại di động của Thủ tướng Pedro Sanchez và Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles của nước này đã bị nghe lén bằng phần mềm gián điệp Pegasus trong vụ can thiệp "bất hợp pháp và từ bên ngoài".
Ngày 21/2, Chính phủ Israel đã công bố kết quả điều tra đối với các cáo buộc cảnh sát nước này sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus để theo dõi công dân, theo đó nêu rõ không tìm thấy bằng chứng cảnh sát sử dụng phần mềm này xâm nhập điện thoại của một số người mà không có lệnh của tòa án.
Ngày 28/1, Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết điện thoại di động của các nhà ngoại giao nước này đã bị phần mềm gián điệp Pegasus theo dõi.
Ngày 14/9, Apple đã hối thúc người dùng cập nhật phần mềm sau khi "gã khổng lồ" công nghệ này công bố bản vá lỗ hổng bảo mật, mà phần mềm gián điệp Pegasus, do tập đoàn NSO của Israel sản xuất, được cài trên điện thoại.
Trong báo cáo được công bố ngày 20/12, Citizen Lab, cơ quan nghiên cứu an ninh mạng của Đại học Toronto (Canada) cho biết đã tìm thấy bằng chứng cho thấy điện thoại cá nhân của hàng chục phóng viên hãng Al Jazeera bị theo dõi bằng phần mềm gián điệp Pegasus do Tập đoàn NSO có trụ sở tại Israel phát triển.