Ngày 11/3/2011, một trận động đất có cường độ lên tới 9 độ Richter tiếp nối bằng các con sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản, đồng thời gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima.
TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach – Ngày 5 tháng 1 năm 2021 – NHK WORLD-JAPAN, kênh truyền hình quốc tế 24 giờ bằng tiếng Anh của đài truyền hình công NHK của Nhật Bản, sẽ phát phim tài liệu gồm 2 phần có các hình ảnh độc quyền về trận sóng thần kinh hoàng, gây chấn động thế giới xảy ra vào năm 2011.
Theo số liệu thống kê mới nhất được Chính phủ Indonesia công bố ngày 31/12, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần là 437 người, trong khi số người bị thương đã tăng gấp 2 lần, lên hơn 14.000 người.
Sau thảm họa sóng thần ở eo biển Sunda ngày 22/12 vừa qua, bên cạnh những thiệt hại về người và tài sản, giới chức Indonesia lo ngại về nguy cơ tuyệt chủng của loài tê giác một sừng đang được bảo tồn tại nước này nếu xảy ra một trận sóng thần thảm khốc khác.
Ngày 27/12, Cơ quan giảm nhẹ thiên tai núi lửa và địa chất Indonesia thông báo nâng mức cảnh báo về hoạt động của núi lửa Anak Krakatau ở eo biển Sunda giữa các đảo Java và Sumatra, trong bối cảnh núi lửa này gia tăng hoạt động sau khi phun trào cuối tuần qua gây ra thảm họa sóng thần cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Trước thảm họa sóng thần đêm 22/12, vụ phun trào khủng khiếp năm 1883 của núi lửa Krakatau đã làm rung chuyển cả thế giới, với sức mạnh gấp hơn 10.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Lo sợ một trận sóng thần khác có thể xảy ra trong những ngày tới, người dân Indonesia tại những khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa sóng thần vừa qua tập trung tại các trại trú ẩn chưa muốn trở về nhà.
Các chuyên gia lo ngại thời tiết cực đoan có thể làm đổ sập sườn núi lửa Anak Krakatoa, gây ra đợt sóng thần chết chóc mới ập vào bờ biển khu vực Eo Sunda đang chìm trong tang tóc.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) ngày 25/12 đã công bố thảm họa sóng thần ở khu vực eo biển Sunda ở mức thảm họa cấp huyện, đồng thời khẳng định chính quyền địa phương không bị tê liệt và hoàn toàn có đủ năng lực để đối phó với tác động của thảm họa.
Tính đến ngày 25/12, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần tại Indonesia đã lên tới 429 người, 1.459 người bị thương và vẫn còn 154 người mất tích.
Ngày 25/12, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Indonesia đã sử dụng máy bay không người lái và chó nghiệp vụ để tìm kiếm các nạn nhân mất tích, sau khi sóng thần tàn phá khu vực xung quanh eo biển Sunda, phía Tây đảo Java, làm ít nhất 373 người thiệt mạng, hơn 1.400 người bị thương.
Ngày 24/12, giới chức Indonesia cho biết số người thương vong do sóng thần ở khu vực xung quanh eo biển Sunda của nước này đã tăng lên là ít nhất 373 người thiệt mạng và hơn 1.400 người bị thương.
Chính phủ Nhật Bản ngày 24/12 đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho Indonesia sau khi quốc gia Đông Nam Á này hứng chịu thảm họa sóng thần do núi lửa phun trào gây ra khiến ít nhất 281 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương và hơn 280 người vẫn mất tích.
Tính đến sáng 24/12, số người thiệt mạng trong thảm họa sóng thần ở khu vực xung quanh eo biển Sunda của Indonesia đã tăng lên ít nhất 281 người, trong khi người bị thương cũng lên con số hơn 1.000 người.
Thảm họa sóng thần đã giết chết hàng trăm người trên hòn đảo Sumatra và Java ở Indonesia vào cuối tuần qua cho thấy nguyên nhân gây cơn sóng hủy diệt không phải lúc nào cũng là động đất.
Indonesia có thể sẽ phải hứng chịu thêm một thảm họa sóng thần khác - đây là cảnh báo của giới chuyên gia đưa ra ngày 23/12 sau khi thảm họa sóng thần liên quan tới hoạt động núi lửa một ngày trước đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người dân nước này và làm khoảng 800 người bị thương.
Chỉ trong một đêm, bãi biển Anyer, một trong những địa điểm du lịch thu hút khách của Indonesia đã trở nên hoang tàn sau thảm họa sóng thần quanh eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java.
Ngày 23/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã yêu cầu tất cả các cơ quan hữu quan tại quốc gia này phản ứng khẩn cấp để ứng phó với thảm họa sóng thần quanh eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện thăm hỏi về thảm họa sóng thần gây nhiều thiệt hại to lớn tại Indonesia tối 22/12.
Ngày 23/12, giới chức Indonesia đã khuyến cáo người dân và du khách xung quanh Eo biển Sunda tránh xa các bãi biển, đồng thời áp đặt lệnh cảnh báo thủy triều dâng cao đến hết ngày 25/12 tới sau khi xảy ra vụ sóng thần khiến hàng trăm người thương vong.