Ngày 1/9, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) thông báo bắt đầu một chiến dịch kéo dài 3 ngày với mục tiêu tiêm chủng cho 400.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Somalia nhằm chống lại bệnh bại liệt và bệnh sởi.
Ngày 25/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã phát động chiến dịch tiêm chủng phòng sởi “khẩn cấp” tại 6 tỉnh, thành phố của CHDC Congo, trong bối cảnh dịch bệnh này đã khiến hơn 3.600 người tử vong kể từ đầu năm 2019.
Theo một dự luật do Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đề xuất, các bậc phụ huynh từ chối tiêm phòng sởi cho con sẽ phải chịu mức phạt hành chính lên tới 2.500 euro (2.800 USD).
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ tự bảo vệ mình bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh sởi trong bối cảnh bệnh sởi bùng phát trên khắp cả nước với số ca nhiễm căn bệnh này tăng lên tới mức cao nhất tại Mỹ kể từ năm 2000.
Hạt Rockland, ngoại ô thành phố New York, Mỹ ngày 26/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh dịch sởi đang hoành hành, đồng thời cấm những người dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine phòng sởi đến các khu vực công cộng trong đó có trường học và các trung tâm thương mại.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số bệnh nhân sởi trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh trong những ngày đầu năm 2019, riêng trong 3 tuần đầu năm 2019, toàn thành phố ghi nhận 32 trường hợp mắc sởi, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.
Hai tháng trở lại đây, trẻ mắc sởi tại Hà Nội liên tục nhập viện, nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi nặng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm phòng. Nhiều bà mẹ chủ quan trong việc tiêm phòng sởi dẫn đến em bé không có miễn dịch chủ động.
Đến chiều 5/11, tình trạng sức khỏe của 12 học sinh của trường Tiểu học Bình Thanh Tây, tỉnh Quảng Ngãi, bị đau đầu, nôn, ngất xỉu sau khi tiêm phòng sởi- Rubella đã ổn định.
88,5% số trường hợp mắc bệnh sởi tại Hà Nội chưa được tiêm phòng chủng phòng sởi hoặc tiêm không đầy đủ. Điều này cho thấy việc tiêm phòng sởi là yếu tố quan trọng nhất, là vấn đề mấu chốt để chống bệnh sởi.