Đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm gần 2 năm trong giai đoạn 2019-2021, xóa bỏ một thập kỷ tiến bộ của thế giới trong nỗ lực tăng tuổi thọ. Đây là một phần nội dung trong nghiên cứu thống kê y tế thế giới hằng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/5.
Cơ quan thống kê ở Hàn Quốc cho biết những đứa trẻ sinh ra ở nước này năm 2022 sẽ có tuổi thọ trung bình là 82,7 tuổi, giảm so với mức 83,6 tuổi ở năm 2021.
Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tuổi thọ trung bình của người dân nước này đã bắt đầu tăng trở lại sau khi giảm kỷ lục 2,4 tuổi trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.
Theo một nghiên cứu gần gây, ô nhiễm không khí gia tăng có thể giảm 5 năm tuổi thọ trung bình của người dân Nam Á, một trong những khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới.
Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp vào năm 2022. Đây là kết quả khảo sát được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 28/7.
Tây Ban Nha có tuổi thọ trung bình tốt nhất, trong khi một số nơi khác có tỷ lệ này thấp hơn ở Liên minh châu Âu (EU).
Theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên một tạp chí y tế, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc đại lục dự kiến sẽ tăng đều đặn lên 81,3 tuổi vào năm 2035. Thậm chí tại một số tỉnh, tuổi thọ trung bình của nữ giới còn vượt quá 90.
Theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, tuổi thọ của người dân Trung Quốc đại lục dự kiến sẽ tăng đều đặn lên 81,3 tuổi vào năm 2035. Thậm chí tại một số tỉnh, tuổi thọ trung bình của nữ giới còn vượt quá 90.
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê LB Nga-Rosstat- cho thấy tính đến cuối năm 2022, tuổi thọ của người dân ở nước này đã tăng lên 72,76 tuổi so với 70,1 tuổi năm 2021.
Trung tâm Dân số Australia ngày 6/1 công bố dữ liệu cho thấy đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân nước này giảm và tỷ lệ tử vong tăng đột biến.
Tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã giảm từ 77 tuổi xuống còn 76,4 tuổi vào năm ngoái, tương đương với mức của năm 1996.
Trong năm thứ 2 đại dịch COVID-19 hoành hành, tuổi thọ trung bình của người dân tại các khu vực trên thế giới có sự chênh lệch rõ rệt khi tỷ lệ tiêm vaccine cao giúp một số nước phục hồi nhanh hơn nhiều so với các nước khác.
Thế giới hiện có hơn 1 tỷ người ở độ tuổi trên 60, trong đó phụ nữ chiếm gần 50%. Tuổi thọ trung bình toàn cầu hiện nay là 72 tuổi, trong đó nam giới là 70 tuổi và nữ giới là 75 tuổi. Hầu hết người cao tuổi sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
CDC cho biết tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã giảm đáng kể từ năm 2019 đến 2021, mức giảm hai năm liên tiếp đầu tiên trong vòng 60 năm qua.
Ngày 31/8, Chính phủ Mỹ công bố số liệu sơ bộ cho thấy năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp tuổi thọ trung bình tại nước này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, do các ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tuổi thọ trung bình của người châu Âu năm 2020 là 80,4 tuổi, giảm 0,9 năm so với năm 2019.
Giai đoạn 2016-2020, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân Việt Nam tăng 0,1 năm, từ 73,4 năm 2016 tăng lên 73,7 năm 2020. Tuổi thọ trung bình của nữ và nam đều tăng, nhưng tuổi thọ của nữ vẫn cao hơn nam 5,4 năm.
Tuổi thọ của người Australia đã tăng lên mức kỷ lục trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu. Đây là kết quả nghiên cứu do Đại học Quốc gia Australia (ANU) tiến hành và được công bố ngày 17/1.
Nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân và cải thiện chất lượng cuộc sống là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Ở Việt Nam, việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị…
Theo kế hoạch dịch vụ công giai đoạn năm 2021-2025 của Trung Quốc được công bố ngày 10/1, tuổi thọ trung bình của người dân nước này được dự báo sẽ tăng từ 77,3 tuổi vào năm 2019 lên 78,3 tuổi vào năm 2025.