Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số vụ việc gian lận, lừa đảo mất tiền và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể sau khi quy định về xác thực sinh trắc học trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến chính thức được áp dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính cho biết, chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, là do từ năm 2020 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng biến động chưa tới 20%.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).
Những tín hiệu tích cực từ việc cải cách chính sách và sự tăng cường quản lý đã mở ra cơ hội cho sự phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai, kỳ vọng sẽ giúp củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam trong năm 2024 đang trải qua giai đoạn đầy biến động với nhiều rủi ro và thách thức mà cả nhà đầu tư lẫn tổ chức phát hành phải đối mặt. Điều này đang khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc đảm bảo tính thanh khoản và quản lý rủi ro của thị trường này.
Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành ngân hàng thống kê sơ bộ có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi) với hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại.
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) diễn ra ở Hà Nội chiều 20/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tính đến thời điểm này, dư nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Đã có thêm nhiều ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi).
Ngày 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã có các công văn gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị 3 ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn tại các ngân hàng này chịu ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi) gây ra tại Quảng Ninh.
Ngành Ngân hàng Đầu tư (Investment Banking - IB) tại Việt Nam, từng được coi là một "miền đất hứa", đã trở nên trầm lắng trong vài năm qua do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài và cả yếu tố nội tại. Tuy nhiên, với những triển vọng tích cực trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán và sự tăng trưởng của xu hướng phát triển bền vững thông qua tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), nhiều chuyên gia tin rằng thị trường IB sẽ sớm sôi động trở lại.
Hàng loạt cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ cùng các cơ quan liên quan không ngừng bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng an toàn và minh bạch đã giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp có những phát triển vượt bậc.
Ngành ngân hàng chủ động đưa ra các giải pháp tài chính như giảm lãi suất, giãn hoãn nợ hay các gói vay ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Trong bối cảnh kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn.
Tháng 9/2024 mang đến nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ và dòng vốn tổ chức đổ về nhóm cổ phiếu VN30. Tuy nhiên, rủi ro từ thanh khoản suy giảm và biến động quốc tế vẫn là những thách thức lớn mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng để tối ưu hóa lợi nhuận.
Tín dụng xanh là một trong những mục tiêu quan trọng được Chính phủ đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
Lãi suất huy động tiếp tục có những đợt tăng giảm trái chiều ở nhiều ngân hàng. Biến động này đặt ra câu hỏi liệu kênh tiết kiệm ngân hàng có đủ hấp dẫn để hút dòng tiền gửi về?
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024), từ ngày 1/8/2024 Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Nhằm tăng vốn điều lệ cũng như nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh của mình, hàng loạt ngân hàng đã chia cổ tức trong tháng 8/2024 bằng cổ phiếu.