Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ 00 phút, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 87,9 - 88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận công bố giá vàng nhẫn 87,6 - 88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Cùng với đó, giá vàng miếng SJC cũng không đổi. Theo đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI công bố giá bán vàng miếng SJC ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Như vậy, giá vàng nhẫn vẫn tiệm cận gần với vàng miếng ở mức 88,9 triệu đồng/lượng. Trước đó, vàng nhẫn tăng liên tục trong 10 ngày liên tiếp và so với đầu năm, vàng nhẫn tăng 25 triệu đồng/lượng, tương đương hiệu suất 40%.
Trên thế giới, giá vàng tiếp tục neo ở vùng giá cao sáng 25/10 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,7%, lên 2.735,55 USD/ounce, sau khi rời khỏi mức cao kỷ lục 2.758,37 USD/ounce thiết lập hôm 23/10. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ chốt phiên tăng 0,7% lên 2.748,9 USD/ounce.
Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citi, Max Layton, giá vàng và bạc đang trên đà tăng nóng nhưng các kim loại quý này vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng.
Ông Layton cho rằng điều kiện tăng giá tốt nhất cho vàng và bạc là khi các thị trường ở Mỹ và châu Âu đang yếu đi và Trung Quốc sẵn sàng mạnh lên. Bối cảnh các nền kinh tế phương Tây tăng trưởng chậm lại và các biện pháp kích thích được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tạo môi trường tốt nhất cho vàng và bạc trong một thập kỷ.