Nới 'room' tín dụng, nhóm ngân hàng phân hóa đầu phiên

Thị trường chứng khoán giảm mạnh chỉ sau ít phút mở cửa phiên giao dịch sáng nay 6/12, tuy nhiên, đến thời điểm 9 giờ 20 phút các chỉ số có xu hướng hồi phục, thu hẹp được đà giảm.

Chú thích ảnh
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Thời điểm 9 giờ 28 phút, VN-Index giảm hơn 5 điểm, HNX-Index tăng nhẹ gần 1 điểm và UPCOM-Index giảm 0,04 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng dù có thông tin tích cực, nhưng diễn biến phân hóa với sắc xanh đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá có ACB, HDB, LPB, OCB, SSB… Ở chiều giảm giá có VCB, TPB, TCB, STB, CTG, BID… Tuy nhiên có thể nhận thấy, biên độ tăng giảm của các cổ phiếu ngành ngân hàng không lớn. Thời điểm 9 giờ 31 phút, nhiều mã ngân hàng đang ở mốc tham chiếu. Tuy nhiên sau đó, nhóm ngân hàng đã diễn biến tiêu cực với sắc đỏ chiếm ưu thế.

Đến thời điểm 9 giờ 33 phút, các chỉ số giảm mạnh hơn. Cụ thể, VN-Index giảm hơn 14 điểm, HNX-Index cũng đảo chiều đi xuống, giảm 0,64 điểm; UPCOM-Index giảm 0,27 điểm

Trước đó, tối 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng, các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Văn Giáp (TTXVN)
Vì sao doanh nghiệp đề xuất nới room tín dụng trong tháng cuối năm?
Vì sao doanh nghiệp đề xuất nới room tín dụng trong tháng cuối năm?

Chỉ còn một tháng nữa bước qua năm 2023, room tín dụng cho nền kinh tế sẽ tự động thiết lập hạn mức mới vào đầu năm. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản lại vừa đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần tín dụng thêm 1%, nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15% trong bối cảnh thanh khoản cạn kiệt để hỗ trợ cho nền kinh tế trong tháng 12/2022.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN