Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh: Cần làm rõ việc giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, người dân mua bảo hiểm và có quyền được đền bù. Tuy nhiên, tình trạng thiếu thuốc liên tục xảy ra thời gian qua, nhưng người dân không được đền bù. Mới đây, Bộ Y tế đã có Thông tư 22 về việc đền bù bảo hiểm dành cho các bệnh hiếm gặp, trong khi phần lớn người dân mắc bệnh thông thường. Tại sao lại phân biệt thuốc hiếm và thuốc bình thường?
Chưa kể, Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, có nghĩa từ ngày 31/12/2024 trở về trước đã bị bỏ qua. Điều này sai cả về Luật lẫn yếu tố tình cảm. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều người bệnh không có tiền, nên phải sử dụng sử dụng BHYT để chi trả song vẫn phải tự bỏ tiền túi để chi trả tiền thuốc. Vấn đề này cần sớm được khắc phục.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, đoàn ĐBQH TP Hà Nội: Quan tâm đến chuyển đổi số
Với lĩnh vực y tế, chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân đã không còn phù hợp hiện nay và cần phải quan tâm tới chất lượng điều trị, sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiến bộ của y tế để giảm thời gian điều trị, thời gian nằm viện của người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, tăng cường năng lực cho tuyến dưới...
Đối với tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập trong thời gian qua, đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần nhận định khách quan nguyên nhân, thực trạng; đồng thời, có giải pháp quyết liệt trong thời gian tới để hướng tới phục vụ người dân, bảo đảm quyền lợi của người bệnh có bảo bệnh bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh: Cần có quy định về mức sống tối thiểu để giải quyết vấn đề tiền lương
Về thu nhập của người lao động, hiện đã có văn bản quy định hỗ trợ cho người dân thu nhập thấp trong quá trình đào tạo nghề. Tuy nhiên, các địa phương không áp dụng được, vì không phân biệt được thế nào là thu nhập thấp. Nếu không quy định mức sống tối thiểu (dưới mức tối thiểu là thu nhập thấp) thì không làm được.
Đại biểu kiến nghị năm 2025, chính phủ nên công bố mức sống tối thiểu và dự kiến diễn biến trong 5 năm tới, để vấn đề chi cho công nhân, viên chức có cơ sở.
Với Việt Nam, sau khi công bố mức sống tối thiểu, cũng cần công bố mức lương đủ sống tối thiểu (nuôi được cả người phụ thuộc, nuôi được con), lúc đó mới có cơ sở thực hiện Nghị quyết Trung ương về việc mỗi gia đình có 2 con, tỷ suất sinh thay thế là 2,1.
Đại biểu Lê Quân, đoàn ĐBQH TP Hà Nội: Thiết bị nhiều, nhưng không có cơ chế cho để sử dụng các nhà khoa học.
Quốc hội cần cho ý kiến, có riêng Nghị quyết về cơ chế để có thể đầu tư đồng bộ cho nhà khoa học. Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể đề xuất dự án tới 300 tỷ hay Chương trình chíp bán dẫn do Chính phủ giao cho các trường Đại học tới hàng nghìn tỷ để mua sắm trang thiết bị, nhưng không có gói để dùng "con người", trả lương cho con người, chi phí cho các nhà khoa học hoàn thành nghiên cứu.
Chính sách đầu tư công, Luật Đầu tư công cũng cần tính toán, riêng về lĩnh vực khoa học công nghệ, đầu tư cho phép một lộ trình 5-10 năm cho các nhà khoa học. Tránh trường hợp thiết bị nhiều nhưng lại không có cơ chế để sử dụng.