Vào thời điểm DHL trao “Giải thưởng vòng bay nhanh nhất” vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 9 – cho Martin Šonka, phi công đã đạt được thời gian nhanh nhất trên một vòng đua – nhà cung cấp dịch vụ logistics đã vận chuyển gần 400 tấn hàng hóa bao gồm máy bay, nhà chứa máy bay dã chiến, giá treo và mỏ neo… cho chặng đua cuối cùng của Giải vô địch thế giới Red Bull Air Race tổ chức tại Chiba, Nhật Bản.
Ông Erich Wolf, Tổng giám đốc Red Bull Air Race GmbH (đơn vị tổ chức Giải vô địch thế giới Red Bull Air Race) cho biết: “Chặng đua tại Chiba đánh dấu sự kết thúc thú vị sau 14 năm của một môn thể thao chưa từng có trong thế giới hàng không. Ngay từ đầu, Red Bull Air Race luôn hướng đến việc vượt qua ranh giới của những gì có thể. Từ mùa này sang mùa khác, chúng tôi đã làm được điều đó – với sự tiến bộ của các phi công và đội ngũ nhân viên của chúng tôi, với công nghệ ganh đua ngày càng tinh vi hơn, hiện đại hơn, hấp dẫn hơn… Chúng tôi vô cùng biết ơn các đối tác, trong đó có DHL Global Forwarding đã giúp chúng tôi mang đến một chặng đua rất gay cấn và đầy thú vị ở Nhật Bản. Riêng DHL Global Forwarding đã cung cấp cho chúng tôi một nền tảng chuỗi cung ứng và logistics vững chắc, rất đáng tin cậy”.
Riêng với chặng đua cuối cùng ở Chiba, DHL Global Forwarding đã vận chuyển hơn 240 tấn thiết bị đua thông qua dịch vụ vận tải bằng đường biển từ Mỹ, Hà Lan và Áo tới Nhật Bản, trong khi 155 tấn hàng hóa đòi hỏi phải vận chuyện nhanh như máy bay tham gia thi đấu cùng các bộ phận đi kèm đã được vận chuyển từ cuộc đua trước đó tại Hồ Balaton, Hungary trong trong vòng chưa đầy 12 giờ. Quá trình này cho thấy, DHL đã đảm nhiệm trọn gói mọi khâu quản lý, hoàn tất tất cả các thủ tục hải quan, tài liệu và vận chuyển hàng hóa cuối cùng – liên quan đến hơn 130 phương tiện – để đảm bảo mức độ tuân thủ và an toàn tối đa cho phi công và khách tham quan cuộc đua.
Ông Charles Kaufmann, Chủ tịch / Giám đốc đại diện của DHL Global Forwarding Nhật Bản KK kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của DHL Global Forwarding khu vực Bắc Á / Nam Thái Bình Dương (người đã trao tặng chiếc cúp Giải thưởng nhanh nhất mang tính biểu tượng của DHL tại đỉnh cao của Giải vô địch thế giới 2019) phát biểu: “Trong 5 năm qua, chúng tôi đã cải tiến và tinh chỉnh giải pháp logistics cho Cuộc đua Red Bull Air để tăng thêm sự chắc chắn nhất có thể cho môi trường vận hành biến đổi cao. Với thị trường thể thao toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh trong 3 năm tới, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở mức gần 10% mỗi năm, chúng tôi tin rằng, nhu cầu cho các sự kiện thể thao cường độ cao và các giải pháp logistics cần thiết sẽ chỉ tiếp tục tăng”.
Thông tin về DHL
Trong năm 2019, DHL sẽ kỷ niệm 50 năm kể từ khi công ty được thành lập bởi ba doanh nhân ở San Francisco vào năm 1969. DHL hiện là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồ từ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống, DHL là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thế giới.
Với hơn 0.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy.
DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2018 đạt hơn 61 tỷ euro).
Thông tin về Giải vô địch thế giới Red Bull Air Race
Ra đời lần đầu tiên vào năm 2003, Giải vô địch thế giới Red Bull Air Race đã tổ chức hơn 80 cuộc đua trên phạm vi toàn cầu. Giải vô địch thế giới Red Bull Air Race có các phi công đua tốt nhất thế giới trong một cuộc thi máy bay thể thao thuần túy kết hợp tốc độ, độ chính xác và kỹ năng. Với việc sử dụng những chiếc máy bay đua nhanh nhất, nhẹ nhất, phi công điều khiển có thể đạt tốc độ 370 km/h, trong khi phải chịu trong lực có lúc lên tới 12G, khi phải điều khiển máy bay luồn lách ở độ cao thấp bay qua các trụ chướng ngại vật chứa không khí cao 25 mét. Vào năm 2014, Challenger Cup đã được hình thành để giúp thế hệ phi công tiếp theo phát triển các kỹ năng cần thiết nhằm chuẩn bị cho cấp cao hơn là Class Master thi đấu để giành chức vô địch thế giới.