Trước đó, hệ thống này ở trong tình trạng “lắp đặt tạm thời” do phải chờ đánh giá tác động môi trường và các lý do khác.
Phát biểu với các phóng viên, ông Lee Jong-sup cho rằng đáng lẽ phải thực hiện kế hoạch này sớm hơn và bộ trên sẽ thúc đẩy để thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Seoul và Washington đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự chung trong bối cảnh hai nước đồng minh ngày càng lo ngại Triều Tiên sẽ tiến hành thêm các hành động làm gia tăng căng thẳng sau loạt vụ thử nghiệm vũ khí gần đây.
Tổ hợp tên lửa THAAD, được triển khai ở Seonju, một địa phương ở miền Nam Hàn Quốc vào năm 2017. Tuy nhiên, hệ thống không hoạt động đầy đủ và bị hạn chế tiếp cận do nhiều người phản đối và đang chờ đánh giá tác động môi trường.
Hiện các cuộc đàm phán giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và giữa Triều Tiên với Mỹ đang rơi vào bế tắc kéo dài. Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên tiến hành 16 vụ thử tên lửa, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ngày 23/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN (Mỹ) tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol khẳng định việc nối lại đối thoại giữa hai miền Triều Tiên sẽ tùy thuộc vào Bình Nhưỡng.
Cụ thể, ông Yoon Suk-yeol nêu rõ đối thoại hay không giờ đây là sự lựa chọn từ phía Triều Tiên đồng thời bày tỏ hy vọng hai miền Triều Tiên sẽ cũng phát triển thịnh vượng.
Ông Yoon Suk-yeol cho rằng việc Bình Nhưỡng nâng cấp chương trình vũ khí hạt nhân không có ích hay đóng góp cho mục tiêu duy trì hòa bình quốc tế và thịnh vượng chung.
Tân Tổng thống Hàn Quốc cũng để ngỏ khả năng điều chỉnh phản ứng, so với chính quyền tiền nhiệm, nếu Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân mới.