Theo đó,Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp (không thu tiền) số lượng gần 37.0 tấn gạo gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giao cho các địa phương cho 541.501 nghìn học sinh.
Danh sách các địa phương được nhận hỗ trợ đợt này bao gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cao, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có trách nhiệm, giao nhiệm vụ cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức giao, nhận gạo tại trung tâm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo kế hoạch phân bổ của Ủy ban nhân dân các tỉnh.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp địa phương điều chỉnh đề xuất số lượng gạo tiếp nhận trong học kỳ I thấp hơn số gạo Bộ Tài chính đã quyết định, thì cấp theo số lượng gạo đề nghị của địa phương. Trường hợp địa phương đề xuất điều chỉnh số lượng gạo tiếp nhận trong học kỳ I cao hơn số gạo Bộ Tài chính đã quyết định, thì cấp theo số lượng Bộ Tài chỉnh đã quyết định và tổng hợp đề nghị bổ sung của địa phương, trình Bộ Tài chính xem xét xử lý theo quy định.
Công văn cũng nêu rõ: Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ của năm học, không để thất thoát, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng gạo.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận gạo của địa phương vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đến các trường học hoặc địa điểm thích hợp để cấp phát cho các đối tượng theo đúng quy định.