Cái chết của Yasser Arafat và 10 vụ nhiễm phóng xạ tồi tệ nhất

Báo cáo của nhóm chuyên gia Thụy Sĩ mới công bố cho rằng cố lãnh đạo Palestine Yasser Arafat đã bị đầu độc, với bằng chứng là có chất polonium trong xương sườn, xương chậu.

Nhiễm độc phóng xạ là trường hợp hiếm gặp, nhưng một khi đã xảy ra thì đó đều là các vụ gây chết người. Chất polonium-210 (P-210) chứa tia bức xạ alpha năng lượng cao có thể tồn tại trong 1 ngày. Nhiễm độc bề ngoài không gây ra ốm phóng xạ, nhưng nếu nhiễm vào bên trong, có thể gây chết người chỉ sau 1 tháng. Hiệu ứng polonium, còn được biết với tên khoa học là “triệu chứng nhiễm xạ cấp tính”, gây ra một số biểu hiện như buồn nôn, sụt cân, tiêu chảy; tiếp đó là rụng tóc, hủy hoại xương...

Lịch sử ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm độc phóng xạ do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất cẩn, thảm họa công nghiệp, thậm chí là đầu độc.

1. Nhà bác học Marie Cuire

Nhà nữ bác học người Pháp gốc Phần Lan chính là người đã 2 lần giành giải Nobel nhờ những phát hiện về chất polonium và radium. Bà mất năm 1934 vì bệnh thiếu máu không tái tạo được do nhiễm xạ. Trong công việc, Marie Cuire thường tiến hành thử nghiệm với các ống có chứa đồng vị phóng xạ để trong túi quần, ngăn bàn.


Nữ bác học kiệt xuất Marie Cuire


2. Nữ diễn viên Midori Naka ở Hiroshima

Khoảng 200.000 người đã chết vì bom nguyên tử trút xuống Hiroshima và Nagasaki. Người đầu tiên được chọn lựa để nghiên cứu về “bệnh bom nguyên tử” là nữ diễn viên Midori Naka, người từng có mặt ở Hiroshima năm 1945.

Nữ diễn viên Midori Naka


3. Eben Byers

Nhà chế tạo cơ khí 51 tuổi Eben Byers ở Pennsylvania (Mỹ) mất năm 1932 sau khi uống một lượng lớn thuốc chữa bệnh có tên gọi là “nước radium”. Hàng ngày, Byers đều uống nước đóng chai, mỗi một chai chứa một microgram radium và một microgram esothorium.

Loại nước đóng chai dẫn đến cái chết của Eben Byers


4. Cecil Kelley

Một tai nạn công nghiệp đã xảy ra tại Phòng thí nghiệm Los Alamos (Mỹ) đã gây ra cái chết cho nhà hóa học Cecil Kelley năm 1958. Nguyên nhân là do nhà nghiên cứu này đã tiếp xúc với tia neutron và gamma từ bể hỗn hợp. Khi bật nút khuấy, chất lỏng tạo nên dòng xoáy và lớp plutonium bắn ra ngoài dù chỉ bằng một hạt đậu. Kelley ngã xuống sàn, chỉ kịp thốt lên “tôi bị cháy” và chết 35 giờ sau đó.

Nhà hóa học Cecil Kelley làm việc tại Los Alamos.


5. Hiroshi Couchi

Tai nạn phóng xạ hạt nhân tồi tệ nhất tại Nhật Bản được ghi nhận vào năm 1999, tại cơ sở tái chế uranium ở Tokaimura. 3 công nhân đã bị nhiễm xạ. Một người tên Hiroshi Ouchi, được đưa đến phòng cấp cứu khẩn cấp bệnh viện Đại học Tokyo và tử vong 2 giờ sau đó.


Hoạt động tại cơ sở tái chế uranium ở Tokaimura


6. Alexander Litvinenko

Cựu nhân viên KGB Alexander Litvinenko sống tị nạn chính trị ở Anh năm 2006 thì đột nhiên lăn ra ốm. Ông này chết không rõ nguyên do sau 3 tuần nhập viện. Khám nghiệm tử thi cho thấy có người đã bỏ chất P-210 vào cốc nước chè của Litvinenko.


Cựu nhân viên KGB (bịt mặt) với cái chết bị cho là bị đầu độc.


7. Harry K. Daghlian

Một vụ tai nạn tại Los Alamos năm 1945 đã khiến nhà vật lý người Mỹ Harry K. Daghlian – người tham gia dự án tối mật “Mahattan” thiệt mạng. Nguyên do là chuyên gia này bị nhiễm xạ khi đánh rơi một phiến carbua vonfram và kích hoạt phản ứng hóa học với ống plutonium.

Thiết bị nghiên cứu tại Los Alamos


8. Louis P. Slotin

Năm 1946, nhà khoa học Canada Louis P. Slotin thiệt mạng trong một thử nghiệm cũng thuộc dự án Manhattan ở Los Alamos. Ông bị nhiễm phóng xạ do tiếp xúc với tia gamma và neutron.

Thêm một chuyên gia trong dự án Manhattan bị thiệt mạng


9. Thảm họa Chernobyl

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl  thuộc Liên Xô (cũ) phát nổ năm 1986, gây ra cái chết cho hàng trục ngàn người, khi mà lượng phóng xạ thoát ra ngoài còn lớn hơn cả vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.

Quang cảnh hoang tàn sau vụ nổ ở Chernobyl


10. Tai nạn tàu ngầm K-19

Lò phản ứng trên tàu ngầm K-19,  một trong hai tàu ngầm đầu tiên của Liên Xô mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, đã gặp phải sự cố năm 1961. Liền sau đó là việc rò rỉ từ hệ thống phản ứng làm lạnh, gây tỏa nhiệt mạnh. Lò không nổ, nhưng các sĩ quan trên tàu thì thiệt mạng vì nhiễm độc phóng xạ.

Chiếc tàu ngầm xấu số K-19



HT (ABCNews)















Ông Arafat  bị thuộc cấp đầu độc?
Ông Arafat bị thuộc cấp đầu độc?

Suha Arafat, phu nhân của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat, từng nhắc đến khả chồng bà bị ám sát khi ông qua đời vào năm 2004 và sau 9 năm, nghi vấn này một lần nữa được bà nêu lại vào ngày 7/11/2013 khi lên tiếng cáo buộc một thành viên trong hàng ngũ của Arafat đã đầu độc ông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN