Chị Lê Thị Thu Trà, cán bộ mặt trận quận Tân Bình cho biết, chuyến về nguồn Côn Đảo rất ý nghĩa để giáo dục lý tưởng cách mạng cho các cán bộ mặt trận của thành phố. Thông qua chuyến tham quan, các cán bộ có thể hiểu vì sao Côn Đảo đã trở thành “trường học đấu tranh cách mạng”, “tôi luyện” nhiều thế hệ lãnh đạo và chiến sĩ cách mạng kiên trung năm xưa. Nơi đây còn là một vùng đất thiêng liêng, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Côn Đảo có Bảo tàng Côn Đảo, Dinh chúa Đảo, trại giam Phú Sơn, trại giam Phú Hải, trại giam Phú Tường, khu Chuồng cọp kiểu Pháp, Chuồng cọp kiểu Mỹ, Nghĩa trang Hàng Dương, viếng Mộ Cô Sáu và Miếu bà Phi Yến…
Đây là một trong những di tích lớn nhất, lâu đời nhất và đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Trong suốt 113 năm thống trị (1862 - 1975), thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ, biến Côn Đảo trở thành “Địa ngục trần gian” khét tiếng. Tuy nhiên cũng chính ở nơi đây, các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết của người Cộng sản.
Ngày nay, huyện Côn Đảo đã vươn mình đứng dậy, được gìn giữ và dựng xây từng ngày, xứng đáng được bình chọn “top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á” năm 2016 -2017, là đại diện duy nhất của Châu Á nằm trong danh sách “những nơi có nước trong xanh nhất thế giới” năm 2020 và là một trong hai đại diện của Đông Nam Á có mặt trong danh sách 52 điểm đến năm 2021...
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả một số hình ảnh của đoàn công tác mặt trận tại huyện Côn Đảo: