Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì hạn mặn

Nắng hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập ngày càng phức tạp khiến cuộc sống của người dân ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ngày càng khó khăn.

Ông Trần Văn Sĩ - nông dân ấp Bình Hòa, xã Bình Trinh Đông, tỉnh Long An bên ruộng lúa khô cằn.


Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre bị thiệt hại trên 10.000ha lúa vụ Đông Xuân do hạn mặn.


Rất hiếm việc nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phải xới khô đất ruộng, chuẩn bị vụ sản xuất vụ lúa Hè Thu trong tình trạng khô hạn, nắng nóng thế này.


Bà Lê Thị Tua, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đi mót lúa về ăn do mất mùa.

Trước những diễn biến ngày càng khắc nghiệt và khó lường của thời tiết, bên cạnh những biện pháp chống hạn, mặn truyền thống, người nông dân Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi thói quen canh tác theo hướng lâu dài và bền vững.

Người dân xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng sử dụng máy cuộn rơm để lấy rơm tái sử dụng, thay vì đốt cháy trên đồng ruộng, tránh phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, một trong những yếu tố làm Trái đất nóng lên.


Người dân xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nạo vét liếp trồng xoài để tích trữ nước ngọt.


Cống ngăn mặn Cống Một tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đang được mở để lấy nước ngọt, ngày 25/2.


Cống ngăn mặn Sông Kiên, thành phố Rạch Giá được gấp rút thi công để kịp hoàn thành vào cuối tháng 3/2016.

Xem video tìm giải pháp cho các diện tích dừng sản xuất do hạn hán do Truyền hình Thông tấn thực hiện:



Trên mặt trận khoa học, các nhà nghiên cứu cũng tích cực tìm hiểu để lai tạo ra những giống lúa có khả năng chịu hạn, mặn tốt hơn nhằm cung cấp cho người dân.

Lai tạo giống lúa trong phòng thí nghiệm.


Giống lúa chịu hạn, mặn chất lượng cao chuẩn bị cung ứng cho sản xuất.


Chùm ảnh P/v TTXVN
Chuyển đất lúa vùng hạn mặn sang trồng rau màu
Chuyển đất lúa vùng hạn mặn sang trồng rau màu

Nhằm giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, ổn định đời sống nhân dân những địa bàn canh tác khó khăn, tiết kiệm nguồn nước tưới tiêu, trong vụ đông xuân 2015 - 2016, nông dân trong nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) đã chuyển trên 1.600 ha đất lúa sang trồng các loại rau màu như hành, hẹ, dưa leo, khổ qua...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN