Vụ hỏa hoạn xảy ra chiều 31/3 tại chợ Quang đã thiêu rụi toàn bộ khu vực chợ Quang với diện tích hơn 1.000 m2 với hàng trăm gian hàng. Theo thông tin ban đầu, đám cháy khởi phát từ một cửa hàng bán chăn, ga, gối, đệm, sau đó lửa lan sang cửa hàng bán đồ vàng mã cạnh đó rồi bùng phát mạnh, cháy lan ra toàn bộ tầng 1 rồi tầng 2 của chợ.
Nguy cơ cháy tại các chợ đã được cảnh báo từ lâu, song thực tế các tiểu thương và người dân còn khá chủ quan. Tình trạng hàng hóa dễ cháy bày tràn lan, thắp hương, đốt vàng mã, hút thuốc lá trong chợ... vẫn diễn ra khiến cháy có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Ghi nhận nhanh của phóng viên báo Tin tức tại một số khu chợ Hà Nội:
Đồ vàng mã bày giữa lối đi xuống chợ Mơ, quận Hai Bà Trưng. |
Chợ nằm dưới hầm, thiếu ánh sáng. |
Lối đi khá chật hẹp do tiểu thương tận dụng không gian treo móc, kê hàng hóa mọi nơi |
Tủ điện nằm ngay gần khu bán hàng, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn nếu bị chập điện. |
Tại chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, nguy cơ cháy nổ cũng tương tự. |
Hàng hóa dễ cháy bày khắp mọi nơi. Theo Luật Phòng cháy chữa cháy, tại các chợ lớn luôn phải có phương án thoát nạn và giải toả hàng hoá khi có cháy xảy ra. |
Khách vào chợ phải len lỏi giữa hàng hóa. |
Nhưng, hàng hóa tràn cả ra lối thoát hiểm. Nếu có cháy sẽ rất khó tẩu thoát. |
Bình chữa cháy đặt khuất lấp giữa hai gian hàng. |
Người đàn ông mặc nhiên ngồi hút thuốc bên cạnh biển cấm. |
Tại chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), không còn nhận ra chuông báo cháy và họng nước cứu hỏa do hàng hóa lấp kín. |
Với thực tế như trên, "bà hỏa" có thể ghé thăm các khu chợ bất cứ lúc nào. Do đó, các tiểu thương rất cần nâng cao ý thức tự giác trong phòng cháy chữa cháy. Các ban quản lý chợ cũng cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở.
Hữu Vinh - Hoàng Dương/Báo Tin tức