Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ bí. Ánh sáng khoa học đã khiến con người “vỡ ra” được nhiều điều nhưng đứng trước thiên nhiên bao la, con người vẫn luôn thấy mình nhỏ bé...
Một người trượt tuyết đang ngắm nhìn đám mây hình hạt đậu từ đỉnh Mauna Kea, Hawaii, Mỹ. Những đám mây hình hạt đậu thường được liên tưởng tới những chiếc đĩa bay ngoài vũ trụ. Đám mây hình chiếc kính lúp này được hình thành ở một độ cao trung bình so với mặt nước biển khi hơi ẩm bay qua đỉnh núi gặp phải nhiệt độ cao và ngưng tụ lại trên bầu trời. Những hình thú của đám mây thay đổi dựa vào tốc độ gió và hình dáng của dãy núi chắn. Tốc độ gió ổn định sẽ giúp hình dạng của đám mây được duy trì lâu hơn và nó sẽ đứng yên tại chỗ trên bầu trời.
Mây tích mưa thường xuất hiện ở phía Tây Châu Phi ở gần biên giới Senegal và Mali. Mây tích mưa cứ xoay dần theo hướng thẳng đứng cho tới khi nó chạm phải một rào chắn tự nhiên nào đó, như một vùng nhiệt độ cao chẳng hạn, nó sẽ lại lật ra nằm ngang. Mây tích mưa thường báo trước sự xuất hiện của một cơn bão lớn. Trong bức hình này, những chòm mây tích mưa nhỏ nằm ngay phía dưới đám mây lớn khổng lồ. Đám mây lớn này sẽ tạo thành một bóng râm khổng lồ hắt xuống mặt đất.
Mây nhũ hoa thường xuất hiện ở miền đông bắc tiểu bang South Dakota. Những đám mây này trông giống như những núm vú, cũng báo hiệu những trận bão nguy hiểm sắp xảy ra.
Đám mây bom âm thanh được tạo ra từ chiếc máy bay F/A-18 Hornet của Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương. Chiếc máy bay chiến đấu này không bay qua một đám mây mà thực chất nó tạo ra đám mây đó bằng cách tăng tốc vượt trên cả tốc độ âm thanh. Khi chiếc máy bay lao qua vùng áp thấp, áp lực không khí thấp dưới mức bốc hơi của nước sẽ khiến cho không khí cô đặc lại và tạo thành đám mây hình bom.
Đám mây báo bão này hình thành phía trên bình nguyên Mycroft, của bang Wyoming, Mỹ. Mây báo bão cuộn tròn với mức năng lượng khổng lồ, gây ra những hiện tượng thời tiết dữ dội bao gồm lốc xoáy, mưa đá, mưa bão, sét và gió giật. Bên trong vùng tâm bão dữ dội, tốc độ và hướng gió thay đổi cùng với chiều cao của đám mây.
Mây hình cột thường xuất hiện phía trên ngọn núi lửa Sarychev khi nó phun trào. Ngọn núi lửa này nằm trên quần đảo Kuril, Nga. Mây hình cột hay còn gọi là mây dải khăn gồm những đám mây nhỏ hình thành trên ngọn của đám mây to hơn. Trong bức hình này, đám mây hình cột xuất hiện phía trên ngọn núi lửa trong khi dòng nham thạch đang chảy xuống sườn núi.
Những đám mây hình nhẫn xuất hiện trên đỉnh Bocca Nuova của dãy Etna, thuộc đảo Sicily của Ý. Những chiếc nhẫn mây này được hình thành khi có luồng khí thoát ra từ ngọn núi lửa hình trụ gần đó. Luồng hơi này phát ra sau một rung chấn nhẹ, nó được đẩy ra ngoài bởi một luồng khí nóng, trong khi đó luồng hơi này cũng chịu áp lực từ không khí bên ngoài khi nó thoát ra khỏi miệng núi lửa. Điều này dẫn tới việc đám mây xoay vòng và tạo thành hình vòng khuyên. Trong những điều kiện thích hợp, đám mây này có thể tồn tại trong vài phút và quá trình này cũng tương tự như việc người ta nhả khỏi thuốc lá và tạo thành hình chữ O.
Mây dạ quang là những đám mây băng hình thành ở độ cao 80 km so với mặt đất. Những đám mây này bắt sáng từ ánh sáng mặt trời cách đó có khi gần cả nửa vòng Trái Đất, từ khi mặt trời còn chưa hiện ra ở đường chân trời. Những đám mây lóng lánh như khảm xà cừ này kéo dài 20-25 km trong không trung. Những đám mây này được hình thành từ lượng khí nóng thoát ra khi người ta phóng tên lửa ở một khoảng cách cách xa nơi đám mây xuất hiện.
Dải mây ngập nắng này xuất hiện ở miền nam xứ Wales, Anh. Đám mây này là cái đuôi để lại của một chiếc máy bay và được hắt sáng từ mặt trời bên dưới vì vậy nó trông như một ngôi sao băng đang bốc cháy.
Đám mây vỏ sò xuất hiện ở bang Minnesota của Mỹ. Khi đứng dưới đất nhìn lên, đám mây trông có vẻ gần với những đường viền gồ ghề như chân con sò và thường báo hiệu bão tố sắp xảy ra.
Mây tua cuốn xuất hiện trên sa mạc Sahara của Ai Cập. Những luồng gió xoáy trên cao tạo thành những luồng khí chuyển động cực nhanh dọc theo các đám mây, “cắt tỉa” chúng và hình thành nên những dải mây kéo dài hàng nghìn km.
Những đám mây dung tích xuất hiện ở công viên quốc gia Abruzzo của Ý, đám mây này bao gồm những dải mây song song được tạo thành khi những luồng gió mạnh “cắt” đám mây dung tích ra thành những dải mây nhỏ.
Sét đánh thẳng xuống đất từ một đám mây hình vỏ ốc. Những đám mây khổng lồ này chuyển động trong bầu khí quyển và tạo ra nguồn năng lượng cực lớn, gây ra những loại hình thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, mưa đá, mưa bão, sét và gió giật.
Một đám mây hình hột đậu trông như một đĩa bay ngoài vũ trụ.
Những đám mây bức xạ được chụp rõ nhất từ không gian vũ trụ. Những đám mây lớn này được hình thành từ những đốm mây nhỏ trông như những tia bức xạ, kéo dài hàng trăm km. Loại mây này xuất hiện khi thời tiết có mưa phùn và không khí ẩm ướt.
Những sóng mây trọng lực này xuất hiện trên Vịnh Mexico, thuộc bang Texas, Mỹ. Những đám mây trọng lực gồm những dải mây gợn lăn tăn trên nền trời, thường xuất hiện trên đại dương. Những gợn mây mỏng này được hình thành từ sự chuyển động của những vùng khí áp cao khi gặp phải vùng không khí lạnh liền đông đặc lại và được đẩy lên trên vào vùng áp lực nhỏ hơn, không khí loãng hơn và kết quả là những dải mây như hình bờm ngựa này. Trọng lực sau đó lại kéo vùng không khí nén xuống và tạo thành vùng khí áp thấp giữa các dải mây.
Đám mây Von Karman cuộn xoáy trên bầu trời đảo Alexander Selkirk, Chile. Những đám mây này trông như thể bị xuyên thủng. Thực chất chúng là những hình thù tự nhiên được tạo thành từ những vòng cuộn xoáy của các đám mây và sự tạo hình của gió, gió là lưỡi dao của bác thợ chạm khắc vào những đám mây. Hố đen xuất hiện trong đám mây này là do những đỉnh núi cao cản gió.
Tia sét soi sáng những đám mây vần vũ trên đỉnh Munument ở bang Arizona, Mỹ.
Đám mây hình giá đỗ thường xuất hiện trên mặt nước, gần nơi có dòng nham thạch chảy qua và đã chạm tới thềm nước. Nham thạch chảy vào nước khiến nước sôi lên và tạo thành những đám mây cục bộ như vậy. Những đám mây này có nhiệt độ tương đối cao và khiến không khí xung quanh nóng lên. Nếu gió thổi qua khu vực này và tạo thành những dòng khí luân chuyển kết hợp với khối khí nóng phía trên và độ bão hoà trong những đám mây sẽ tạo thành khối khí hình phễu. Áp suất giảm bên trong phễu có thể gây ra tình trạng bốc hơi và tạo thành những đám mây hình cây giá đỗ.
Đám mây hình vỏ ốc xuất hiện ở phía bắc đảo Grand, bang Nebraska, Mỹ.
Mây đĩa bay hay đám mây hình hột đậu.
Những đám mây tua cuốn đặc trưng bởi những dải mây mỏng trông như một lọn tóc quăn, thường có màu trắng hoặc xám nhạt. Chúng xuất hiện khi nước bốc hơi và ngưng tụ ở độ cao 5 km so với mặt đất trong vùng khí hậu ôn đới và ở độ cao 6,1 kim ở vùng nhiệt đới. Mây tua cuốn thường xuất hiện trước khi những loại hình thời tiết xấu xảy ra như bão nhiệt đới chẳng hạn.
Theo dantri.com.vn