Đồng bào Ê đê ở Tây Nguyên có nhiều lễ hội quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mình như: Lễ cầu mùa, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa... nhưng đặc sắc nhất phải kể đến nghi lễ cầu mùa. Lễ cầu mùa của đồng bào Ê đê được tổ chức 7 năm một lần, với nhiều nghi thức mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện đời sống sinh hoạt gắn liền với thiên nhiên.
Nghi lễ thường diễn ra vào đầu mùa mưa, dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, thời điểm bắt đầu một mùa nương rẫy mới; với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy kho, buôn làng no ấm.
Trong những ngày diễn ra lễ cầu mùa, người dân trong buôn không đi làm nương, làm rẫy, không đi đâu xa mà chỉ ở trong buôn để tập trung cho hoạt động này.
Bà con trong Buôn Trinh, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) đều tham gia chuẩn bị cho buổi lễ cầu mùa. |
Trang trí các vật dụng cho nghi thức cầu mùa. |
Gà trống được dùng trong nghi thức tế lễ. |
Các vật tế lễ như con nai, con lợn, cây lúa... được bà con trong buôn tái hiện lại rất đa dạng và phong phú. |
Chủ lễ đọc lời gọi thần “Hỡi yang Tơ Lua! Hỡi yang Kbua Lan!...”, cầu cho buôn làng sức khỏe, mùa màng tốt tươi, xua đuổi cái xấu ra khỏi buôn làng. |
Tái hiện lại phương pháp canh tác chọc lỗ, tra hạt của cha ông xưa kia. |
Chủ lễ té nước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. |