Lễ cung rước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Sáng 19/4, tại Thiền viện Sùng Phúc - Hà Nội, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Sùng Phúc, Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam đã tổ chức lễ cung rước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và lễ tưởng niệm 5 năm ngày Đệ nhị Tổ sư Pháp Loa viên tịch.
 
Các Hòa thượng Chứng minh, Thượng tọa, Chư Tôn Đức và đông đảo phật tử làm lễ cung rước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
 
Tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc từ đá ngọc bích đỏ với chiều cao 1,06m ngồi trên tòa sen cao 1,50m với trọng lượng cả tượng và tòa sen là 1 tấn. Tượng do Quỹ công đức từ thiện Lê – Phạm phối hợp với Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phát tâm công đức dâng lên Thiền viện Sùng Phúc.

 

Phát biểu tại lễ cung rước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và lễ tưởng niệm 5 năm ngày Đệ nhị Tổ sư Pháp Loa viên tịch, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: “Nhìn lại trang sử hào hùng của Phật giáo trong dòng chảy lịch sử oai hùng của dân tộc, hết thảy chúng ta đều rất đỗi tự hào về tấm gương sáng, anh minh và nhân hậu của đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài vừa là bậc Hoàng đế anh minh lỗi lạc, vừa là người sáng lập một dòng Thiền việt và là một nhà sư đạt quả vị Phật. Trong con người và sự nghiệp của Ngài, chúng ta thấy luôn song hành tư tưởng đời và đạo không phân chia, lấy đạo hướng dẫn con người và lấy việc làm thực tiễn chân chính ở đời cũng để phục vụ con người, phục vụ đất nước. Tấm gương và hình ảnh của Ngài là một minh chứng sâu sắc và hùng hồn cho truyền thống kiên cường, bất khuất, thấm đượm tính nhân bản trải suốt mấy nghìn năm của dân tộc ta từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh”.
 
 
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
 
Lễ cung rước tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và lễ tưởng niệm 5 ngày viên tịch của Thiền sư Pháp Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc lâm tại Thiền viện Sùng Phúc là hình ảnh minh chứng sinh động cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với công lao của các bậc tổ tiên đã đóng góp trí tuệ, sức lực, xương máu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước từ thế hệ này qua thế hệ khác. Lễ tưởng niệm và cung rước tôn tượng cũng là dịp để các phật tử đánh giá, tôn vinh vai trò của vị Vua anh minh – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa lớn, tôn vinh tam Tổ đã sáng lập nên dòng thiền Trúc Lâm, đặc trưng của Việt Nam, với những tư tưởng lớn về đoàn kết đạo – đời và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ do phóng viên báo Tin Tức ghi lại:
 

 
 
 

 

 

Viết Tôn

Chạm vào những báu vật Phật giáo
Chạm vào những báu vật Phật giáo

Cuốn “Chạm vào những báu vật Phật giáo” của nhà báo Chu Minh Khôi tập hợp 49 bài viết về đề tài Phật giáo đã ra mắt bạn đọc đến cuối năm 2014. Nội dung cuốn sách phác họa được một phần diện mạo của khối di sản văn hóa Phật giáo đồ sộ tại nước ta...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN