Sếu đầu đỏNhật Bản có tên khoa học là Grus Japonensis. Trong dân gian Nhật Bản có câu thành ngữ: "Sếu nghìn năm, rùa vạn năm", với vẻ đẹp duyên dáng, loài sếu được ví như một loài chim đem lại nhiều may mắn và là biểu tượng của sự trường thọ.
Cách đây nửa thế kỷ, sếu đầu đỏ đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhờ việc nhân giống tại Vườn thú Ueno (Nhật Bản), loài vật quý hiếm này đã được khôi phục được 1.250 cá thể.
Đây là đôi sếu được Vườn thú Ueno ở Tokyo (Nhật Bản) gửi tặng Vườn thú Hà Nội. Đôi sếu này tỏ ra hoàn toàn có thể thích nghi với khi hậu tại Việt Nam.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản có ngoại hình đặc trưng với màu trắng tuyết ở thân, phần cổ và đuôi có màu đen và một vệt dài màu đỏ trên đỉnh đầu.
Thích nghi với các vùng đất ngập nước, sếu đầu đỏ thường sống ở vùng cửa sông, cửa biển, đầm lầy, vùng rừng ngập mặn...
Thức ăn ưa thích của chúng là cua, ốc, cá, một số loài lưỡng cư và thực vật thủy sinh.
Hình ảnh của loài chim này gắn với liền mùa xuân, bởi đây là mùa chúng kết đôi với những vũ điệu hoang dã. đẹp mắt
Loài chim này luôn nhận được sự quan tâm của khá nhiều du khách.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản cũng là một hình tượng bất hủ trong các tác phẩm nghệ thuật cổ.
Mô hình tổng mặt bằng ga ngầm C9 nằm cạnh hồ Gươm, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, đang được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) để lấy ý người dân.