Quyển sổ tay của quân nhân Xô Viết trên sàn nhà bị bỏ hoang. |
Một du khách chụp lại ảnh bên trong căn phòng tuyên truyền tại Skrunda. |
Du khách chăm chú lắng nghe hướng dẫn viên tại một trạm radar của quân đội Liên Xô. |
Sau nhiều mùa đông khắc nghiệt, cộng với nạn rút ruột trái phép khiến Skrunda đổ nát, chính phủ Latvia đã quyết định ra tay hành động. |
Tháng 7/2015, chính phủ Latvia công bố một nửa Skrunda sẽ được trao cho quân đội nước này, nửa còn lại sẽ được cho cho thuê với mức giá thấp. hiện nay lực lượng NATO được phép sử dụng một vài nơi tại đây để đào tạo nhân lực.
|
Skrunda được che chở sau một khu rừng rậm rạp, nơi đây tọa lạc nhiều tòa nhà, nhà máy và hệ thống boongke. |
Một vấn đề chung giữa các thành phố ma thời kỳ hậu Xô Viết là chúng quá tốn kém để xây lại hoàn toàn và cũng quá đắt đỏ để phá hủy, kết quả là Skrunda đã hoàn toàn bị bỏ rơi.
Trong những ngày vàng son, Skrunda là nhà của 5.000 cư dân và nơi đây đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Liên Xô. Có 2 cơ sở tại đây được trang bị hệ thống cảnh báo radar hiện đại ngày đêm quét bầu trời để dò tìm về các đầu đạn hạt nhân có thể ập đến bất cứ lúc nào trong giai đoạn căng thẳng của Chiến tranh Lạnh.
Những công dân cuối cùng đã rời Skrunda vào năm 1999 nhưng những kỷ niệm về cuộc sống trước đây vẫn vương vấn nơi này với những bức ảnh gia đình đã ố màu, tờ báo cũ nát, đồ chơi cổ...
Một tờ báo thời Xô Viết trên bức tường của tòa nhà bị bỏ hoang. |
Nữ du khách trầm ngâm nhìn ngắm cảnh vật từ một căn hộ trong thành phố "ma" Skrunda. |
Du khách đi vào những căn nhà bị bỏ hoang. |
Một bệnh viện hoang vắng, xơ xác. |
Trung tâm thể thao đã đổ nát. |