Thiền sư Hương Hải (1628 - 1715) người làng Áng Độ huyện Chân Phúc tỉnh Nghệ An, là vị Thiền sư Việt Nam thời Hậu Lê. Ở đời thường gọi ngài là Tổ Cầu (do cha mẹ tuổi lớn mà chưa có con, phải ăn chay, cầu tự mới sinh được ngài). Thiền sư Hương Hải và Thiền sư Chân Nguyên là hai vị đi đầu trong công cuộc phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong khoảng thế kỷ 18.
Cuộc đời của ngài đã được các sử gia Phật giáo cũng như học giả Việt Nam khắc họa đầy đủ sống động, với nhưng bước thăng trầm của một bậc Tổ sư theo dòng thời cuộc từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Khi thì vinh hiển, lúc lại hoạn nạn, nhưng lòng ngàu vẫn thanh thản an nhiên. Đạo hạnh cao vót, người người đều ngưỡng mộ.
Với dụng ý "mượn người xưa để sách tấn cho người ngày nay", Thiền viện Trúc lâm Sùng Phúc kết hợp với hội Di sản tổ chức buổi tọa đàm với mong muốn, công hạnh tu tập giáo hóa độ sanh của Ngài được hàng hậu học noi theo để tiến tu hơn trên con đường giác ngộ giải thoát, cũng như những cống hiến to lớn của Ngài trong đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Buổi tọa đàm được đặt nền tảng từ rất nhiều công trình nghiên cứu về Ngài Minh Châu Hương Hải, trong đó có sự đóng góp to lớn của Hòa thượng Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ với tác phẩm Hương Hải Thiền Sư ngữ lục giảng giải, của Giáo sư Lê Mạnh Thát với tác phẩm Toàn tập Minh Châu Hương Hải. Đây là công trình có tính nền tảng cho quá trình nghiên cứu về Thiền sư Minh Châu Hương Hải.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi tọa đàm do phóng viên báo Tin tức ghi lại: