Người dân mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ tiêu hủy gia súc bị dịch bênh

Sau gần 4 năm, hàng nghìn hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa được hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia súc bị dịch bệnh với số tiền lên đến 132 tỷ đồng. Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi khi tái đàn, phát triển đàn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2021 đến ngày 24/9/2024, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, buộc tiêu hủy gần 63.200 con, tổng trọng lượng hơn 3.550 tấn. Hiện nay còn trên 40 ổ dịch (xã có dịch) nhỏ lẻ trong nông hộ chưa qua 21 ngày như huyện Quỳ Châu, Yên Thành, Tương Dương; Đô Lương, Anh Sơn... Đối với bệnh viêm da nổi cục, cùng thời gian này, hơn 9.800 con gia súc ốm, mắc bệnh; trong đó, buộc tiêu hủy hơn 2.450 con, tổng trọng lượng 331 tấn.

Theo quy định của Chính phủ, người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ mức .000 đồng/kg với lợn và 45.000 đồng/kg với trâu, bò phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh, hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy. Như vậy tổng số tiền người dân được hỗ trợ là trên 132 tỷ đồng, tuy nhiên đến thời điểm này, người chăn nuôi ở Nghệ An có gia súc chết vì dịch bệnh chưa nhận được hỗ trợ trong giai đoạn từ năm 2021-2023.

Tại các buổi tiếp xúc cử tri các cấp, cử tri Nghệ An cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm chi trả tiền hỗ trợ dịch bệnh trên gia súc để người dân có nguồn vốn tái đàn, phục hồi sản xuất chăn nuôi.

Gia đình anh Lê Văn Thọ ở xóm Trung Bắc, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc cho biết: "Từ năm 2021, khi có dịch tả lợn Châu Phi, gia đình tôi đã phối hợp cùng cơ quan thú y và chính quyền địa phương khẩn trương tiến hành thống kê, tiêu hủy 50 con lợn cũng như đề xuất hỗ trợ kinh phí hòng sớm có cơ hội tái đàn. Cấp bách lạ vậy nhưng 4 năm rồi gia đình tôi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch".

Chẳng riêng gia đình anh Thọ, các hộ trong xóm này đều mong mỏi sớm nhận được kinh phí hỗ trợ để tạo đà khôi phục trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ để tạo đà khôi phục phát triển chăn nuôi trở lại.

Anh Trần Khánh Ân ở xóm 7, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu đã vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo, để làm chuồng và mua 1 con bò về nuôi. Tuy nhiên, đến tháng 3/2021, do dịch bệnh viêm da nổi cục, con bò đang mang thai đã bị buộc phải tiêu huỷ. Đến nay gia đình anh Khánh cũng chưa nhận được tiền hỗ trợ nhưng vẫn phải trả nợ ngân hàng khiến gia đình càng khó khăn.

Nguyên nhân của việc người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy gia súc bị bệnh do từ năm 2021 - 2023 dịch bệnh tác động nghiêm trọng nhưng Nghệ An không có căn cứ để áp dụng việc hỗ trợ gia súc bị dịch bệnh. Nút thắt chỉ được tháo gỡ khi Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 8108/VPCP-NN ngày 18/10/2023 về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục.

Bám sát tinh thần chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ban hành các công văn liên quan nhằm hướng dẫn làm hồ sơ hỗ trợ gia súc bị thiệt hại do 2 loại dịch bệnh nêu trên.

Tuy nhiên, do thời gian hỗ trợ kéo dài tận 3 năm, số lượng vật nuôi bị tiêu hủy quá lớn... nên các địa phương mất nhiều thời gian để rà soát, tổng hợp. Hơn nữa, quá trình kiểm tra, rà soát sau khi tiếp nhận hồ sơ phát hiện thấy nhiều sai sót, buộc phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, rất mất thời gian.

Cuối tháng 10/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã tổng hợp hồ sơ hỗ trợ thiệt hại hai bệnh trên từ năm 2021-2023 của các huyện, thành phố, thị xã và có văn bản gửi Sở Tài chính xem xét, tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh với tổng số tiền là 132 tỉ đồng. Số tiền này bao gồm kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có gia súc bị bệnh, tiêu hủy và kinh phí tiêu hủy, chỉ đạo, kiểm tra cấp huyện.

Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết: Việc hỗ trợ kinh phí thiệt hại do các dịch bệnh gây ra là cần thực hiện sớm để đảm bảo quyền lợi cho người dân, giúp bà con có nguồn kinh phí khôi phục sản xuất chăn nuôi, đồng thời tránh những bất ổn xã hội do khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. UBND các huyện, thành phố, thị xã cũng cần chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện việc hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, hiện tỉnh có trên 40 ổ dịch tại 14 huyện chưa qua 21 ngày. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã xảy ra 206 ổ dịch. Tổng số lợn tiêu hủy hơn 6.700 con, với tổng trọng lượng trên 340 tấn. Các địa phương có số lượng ổ dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất bao gồm Anh Sơn.

Trịnh Duy Hưng (TTXVN)
Khẩn trương khoanh vùng, khống chế dịch tả lợn châu Phi
Khẩn trương khoanh vùng, khống chế dịch tả lợn châu Phi

Tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương triển khai các phương án khoanh vùng dịch bệnh tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để kiểm soát, dập dịch không để lây lan diện rộng nhằm hạn chế đến mức thấp thiệt hại đối với người chăn nuôi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN