Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đang tích cực triển khai đề án nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành liên quan vừa rà soát các chính sách giáo dục - đào tạo, y tế, dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện trong giai đoạn 2016-2018.
Tại vùng biên giới huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, nhiều đoàn viên, thanh niên được nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức, đã khởi nghiệp từ các mô hình khác nhau, góp phần nâng cao đời sống gia đình và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đồng bào M’Nông tại bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đang gặt hái một vụ lúa Đông Xuân bội thu. Đây là thành quả sau nhiều năm học nghề trồng lúa nước của bà con, với sự hỗ trợ tận tình của ngành nông nghiệp huyện Đắk R’Lấp.
Cuộc sống người dân ở các buôn làng của tỉnh Gia Lai bây giờ đã có nhiều đổi thay. Dân làng ở đây đã bớt khổ nhiều. Việc canh tác thuận lợi hơn, tối đến bà con được xem ti vi, ngồi quạt mát hay tham gia những hoạt động vui chơi giải trí khác. Bức tranh làng quê nghèo khó thủa nào đang dần được thay thế bằng gam màu sáng, hứa hẹn một cuộc sống đầy đủ, no ấm hơn.
Nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở các lĩnh vực đã xuất hiện trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, góp phần tạo sự đồng thuận, động viên, đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống.
Thời gian qua, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số huyện vùng cao biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) đã tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị em đã xây dựng được các mô hình phát triển phù hợp, hiệu quả, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong xã hội.
Thực tế tại Yên Bái cho thấy bảo hiểm y tế đang trở thành phao cứu sinh của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, khi có bệnh đến cơ sở y tế điều trị, xóa bỏ hủ tục lạc hậu khi có bệnh tìm thầy cúng hoặc tự chữa trị.
Dự án chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai từ năm 2008. Qua 10 năm, những kỳ vọng của dự án đều phá sản, hàng chục nghìn ha cao su chết, kém phát triển; đất dự án bị sử dụng sai mục đích để nuôi bò, trồng cây nông nghiệp hoặc cho thuê.
Nhiều năm qua, nguồn vốn từ Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn và chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.
Ngày 17/7/2018, Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tổ chức khảo sát công tác thực hiện tín dụng chính sách xã hội dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong thực hiện phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Tỉnh đoàn Tuyên Quang đã triển khai Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Bình An với tổng số vốn trên 52 tỷ đồng.
Cách đây 70 năm, thực dân Pháp tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” với tham vọng giành thế chủ động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 có đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Tuyên Quang.
Một trong những điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng ở tỉnh miền núi Lai Châu trong những năm vừa qua là nỗ lực xóa bản "trắng" chi bộ đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Từ nhiều năm nay, việc đi lại người dân hai xã vùng cao Lực Hành và Chiêu Yên, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) gặp rất nhiều khó khăn bởi con đường duy nhất nối liền hai xã này bị xuống cấp nghiêm trọng. Con đường với nhiều "ổ gà, ổ voi", trời mưa thì lầy lội, ngày nắng lại bụi mù khiến việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân và việc đến trường của học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
Huyện Ia H’Drai được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Ngay từ khi thành lập, huyện được mệnh danh là “vương quốc cao su”.
Tỉnh UBND tỉnh Kon Tum có chủ trương chuyển đổi một số diện tích rừng thông trồng sinh trưởng kém để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kon Plông.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã quy hoạch, xây dựng ổn định các vùng nguyên liệu mía để không những đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động mà còn tăng thu nhập cho người trồng mía.
Đắk Lắk đang tìm giải pháp để hỗ trợ người dân hai buôn Hang ja và Yang Kring sớm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất trong cả nước những cũng có nhiều diện tích cà phê hết chu kỳ kinh doanh, già cỗi, năng suất kém cần nhổ bỏ.