Chiều 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ mít tinh kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và chúc mừng tập thể giáo viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.
Học viện Cảnh sát nhân dân là trường có quy mô lớn với gần 1.500 cán bộ và gần 1,7 vạn học viên các hệ đào tạo. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Học viện đang đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục, đào tạo của lực lượng công an nhân dân với hai biện pháp chính là gắn giáo dục, đào tạo với thực tiễn chiến đấu của lực lượng công an nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo. Chất lượng đào tạo của Học viện luôn được đảm bảo, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều phát huy tốt tri thức được đào tạo. Cùng với đào tạo cho ngành công an, Học viện được giao đào tạo hàng nghìn cán bộ cho lực lượng quân đội nhân dân, các cơ quan nội chính, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã đào tạo hơn 5.200 lượt học viên các hệ học cho lực lượng công an, cảnh sát các nước bạn Lào, Campuchia, phần lớn học viên các nước bạn trở về nước đã phát huy tốt kiến thức, trở thành các cán bộ lãnh đạo, nòng cốt của lực lượng công an hai nước...
Chúc mừng các thế hệ thầy giáo, cô giáo nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và đánh giá cao những thành tích Học viện đạt được trong thời gian qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để kích động làm mất ổn định chính trị xã hội ở nước ta. Các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy có chiều hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng vẫn là vấn đề nóng bỏng và bức xúc với toàn xã hội. Điều đó đòi hỏi lực lượng công an nhân dân nói chung, Học viện nói riêng phải nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo những chiến sỹ công an "vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng yêu cầu mới của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự đất nước.
Phó Thủ tướng đề nghị Học viện Cảnh sát nhân dân cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục đại học và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Nhiệm vụ trọng tâm Học viện cần chú trọng trong thời gian tới là bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục đại học. Học viện cần tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, gắn với công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt động đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân. Đặc biệt, cần chủ động, tích cực tăng cường hoạt động hợp tác với các cơ sở đào tạo cảnh sát và lực lượng cảnh sát trong khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Học viện cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ, giảng viên và xác định đây là khâu đột phá quan trọng nhất của đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Học viện cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên trên 3 mặt: kĩ năng sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Học viện tập trung mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ theo lộ trình xây dựng Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Bộ Công an.
* Cũng trong chiều 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái do Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an tổ chức.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh bạo lực với gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình Việt Nam, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, đang tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Ngoài những hậu quả về xã hội, về đạo đức và sự bền vững của gia đình còn gây ra những tác động tiêu cựu đến đời sống kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội. Người phụ nữ có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực ngay trong chính gia đình mình hơn là ở một nơi khác. Hậu quả của bạo lực mà người phụ nữ phải gánh chịu còn lớn hơn nhiều so với những nỗi đau về thể xác và tinh thần mà họ phải chịu đựng ngay lúc đó. Bạo lực gây ra những căng thẳng, ốm đau và tổn thương lâu dài trong suốt cuộc đời người phụ nữ.
Cho rằng để công tác phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thật sự hiệu quả và mang tính bền vững cần có sự chung tay phối hợp của các Bộ, ban, ngành liên quan, Phó Thủ t ướng đề nghị các Bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị x ã hội, các tỉnh, thành phố trong nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đẩy mạnh thực thi pháp luật về bình đẳng giới; trong đó các Bộ, ban, ngành, địa phương chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đã được quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các Bộ, ngành cần tập trung nghiên cứu và tham m ưu cho Chính phủ xây dựng và ban hành Quy chế liên ngành trong công tác ph òng chống bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục, vận động thay đổi nhận thức, hành vi bạo lực trong mỗi ng ười dân, đặc biệt là nam giới trong việc xóa bỏ các hành vi bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
Chu Thanh Vân